Xã hội

Nguyên giám đốc Sở Tư pháp Lạng Sơn liên quan bằng giả, chứng chỉ giả

Ngày 3-7, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lạng Sơn, đơn vị vừa tổ chức Kỳ họp thứ 56 để xem xét, xử lý kỷ luật đối với 5 cán bộ, đảng viên có vi phạm liên quan đến việc mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Nguyên giám đốc Sở Tư pháp Lạng Sơn liên quan bằng giả, chứng chỉ giả- Ảnh 1.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lạng Sơn họp xem xét, kỷ luật 5 cán bộ, đảng viên liên quan đến mua, bán và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả - Ảnh: L.T.

Qua xem xét, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xác định các cá nhân này công tác tại nhiều cơ quan khác nhau trên địa bàn tỉnh, đã vi phạm nghiêm trọng về lập trường tư tưởng, suy thoái phẩm chất đạo đức, vi phạm những điều đảng viên không được làm, cũng như vi phạm pháp luật khi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả để đưa vào hồ sơ xét tuyển viên chức hoặc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo.

Căn cứ mức độ vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 trường hợp. Theo đó, ông Đặng Bảo Ngọc, đảng viên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ số, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn; bà Vi Bích Sơn, nguyên Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Chi bộ Trường Mầm non 2 xã Bính Xá, huyện Đình Lập cũ; bà Lý Thúy Thơm, kế toán Trường THCS xã Bắc Việt, huyện Văn Lãng cũ.

Cùng với đó, cảnh cáo bà Nguyễn Mai Hằng, công chức văn thư Ban Nội chính Tỉnh ủy Lạng Sơn. Đối với ông Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Bí thư Chi bộ Sở Tư pháp Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Lạng Sơn, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, thi hành kỷ luật.

Trước đó, HĐND tỉnh Lạng Sơn khóa XVII đã quyết định cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thanh Sơn.

Các tin khác

Vỏ dưa hấu có tác dụng gì?

Dưa hấu là loại quả phổ biến vào mùa hè, không chỉ phần ruột mà phần vỏ của nó cũng có tác dụng nhất định với sức khỏe.

Tăng trưởng 6 tháng cao nhất cùng kỳ 20 năm qua

Ngày 3.7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị Chính phủ thường kỳ và hội nghị trực tuyến với lãnh đạo 34 tỉnh, thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập. Đây là hội nghị đầu tiên sau cuộc 'sắp xếp lại giang sơn' từ 1.7.

AI tiến sâu vào doanh nghiệp: "Nhân viên siêu thị" robot

TP - Đi siêu thị thời nay, khách hàng sẽ được các robot, AI (trí tuệ nhân tạo) phục vụ tận nơi. Từ giới thiệu sản phẩm, phục vụ ăn uống, gợi ý chọn hàng dựa trên sở thích của khách hàng cho đến thanh toán… Những cải tiến này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và hiện đại cho khách hàng.

Cấp xã sau sáp nhập: Quyết định từ ngân sách đến quản lý đất đai

Sau quá trình sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm hàng trăm xã, phường; nhưng quy mô địa bàn, dân số mỗi xã tăng lên đáng kể. Điều này khiến thẩm quyền, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã gia tăng hơn, gánh trách nhiệm quản lý hành chính trên phạm vi rộng hơn, dân số đông hơn.

Doanh nghiệp hướng tới các sân chơi mới

TP - Về tác động của thuế đối ứng từ Hoa Kỳ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, việc Hoa Kỳ áp thuế quan không phải là vấn đề mới. Cùng với tự chủ, doanh nghiệp phải sẵn sàng cho các sân chơi mới.

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng cho mọi kịch bản

TP - Trước thông tin Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận về thuế đối ứng, dù chưa biết cụ thể về mức thuế suất, song các doanh nghiệp trong nước cho biết đã “thở phào nhẹ nhõm” và sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra.

Cấp xã sau sáp nhập: Quyền nhiều hơn, trách nhiệm lớn hơn

Từ 1.7, luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có hiệu lực, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), đặt chính quyền cấp xã vào vị trí then chốt, trực tiếp phục vụ, giải quyết các vấn đề thiết yếu của người dân.

4 thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò

Thịt bò giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng nếu kết hợp sai cách với một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.