Sức khỏe

Từ cô bé ăn xin trở thành bác sĩ tốt nghiệp trường danh tiếng

Khi còn nhỏ, Pinki Haryan cùng cha mẹ phải đi ăn xin trên đường phố và nhặt thức ăn từ các bãi rác ở Mcleodganj (Ấn Độ). Hai mươi năm sau, với tấm bằng tốt nghiệp đại học y, cô có cơ hội trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người.

Năm 2004, nhà sư Lobsang Jamyang đồng thời là người đứng đầu một quỹ từ thiện đã nhìn thấy Haryan đang ăn xin. Vài ngày sau, ông đến khu ổ chuột Charan Khud và nhận ra cô bé. Từ đó ông bắt đầu hành trình đầy thử thách để thuyết phục cha mẹ Haryan, đặc biệt là người cha Kashmiri Lal, cho phép cô đi học. Sau nhiều giờ, ông Lal đã đồng ý.

Haryan được nhận vào Trường Trung học Dayanand tại Dharamshala và là một trong những học sinh đầu tiên sống trong ký túc xá dành cho trẻ em nghèo thành lập năm 2004.

bac si.jpg
Pinki Haryan đã vượt khó khăn để thực hiện ước mơ của mình. Ảnh: India

Một người có ơn khác với Haryan là ông Ajay Srivastava, chủ tịch một tổ chức phi chính phủ đã đồng hành với cô suốt 19 năm qua. Ông Srivastava cho biết ban đầu Haryan rất nhớ nhà và cha mẹ nhưng cô vẫn giữ vững mục tiêu học tập, bởi cô nhận ra đây là con đường thoát khỏi nghèo đói.

Không lâu sau, kết quả học tập đã chứng minh sự nỗ lực của cô. Cô vượt qua kỳ thi trung học phổ thông và cũng thi đỗ kỳ tuyển sinh y khoa trên toàn Ấn Độ.

Tuy nhiên, các trường y tư nhân ngoài tầm với của Haryan vì học phí quá cao. Nhờ sự hỗ trợ từ một quỹ từ thiện của Vương quốc Anh, cô đã được nhận vào một trường y danh tiếng ở Trung Quốc năm 2018. Năm 2024, cô trở về Dharamshala sau khi hoàn thành chương trình cử nhân y khoa.

Sau 20 năm nỗ lực, giờ đây Haryan đã trở thành một bác sĩ đủ tiêu chuẩn, sẵn sàng cống hiến cho những người nghèo và mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Nghèo đói là thử thách lớn nhất từ khi tôi còn nhỏ. Rất đau lòng khi thấy gia đình mình trong cảnh túng quẫn. Khi bắt đầu đi học, tôi đã có khát vọng thành công. Lớn lên trong khu ổ chuột chính là động lực lớn nhất của tôi. Tôi ước mơ có một cuộc sống ổn định và đầy đủ về tài chính”, Haryan chia sẻ với PTI.

Chia sẻ ký ức thời thơ ấu, Haryan nhớ lại buổi phỏng vấn nhập học năm cô 4 tuổi, khi được hỏi ước mơ làm gì, cô đã trả lời là muốn trở thành bác sĩ. “Lúc đó, tôi không biết bác sĩ làm gì, nhưng tôi luôn muốn giúp đỡ cộng đồng mình”, Haryan bày tỏ.

Em trai và em gái của Haryan cũng đã đi học sau khi được chị truyền cảm hứng. Haryan bày tỏ lòng biết ơn với nhà sư Jamyang vì đã giúp cô “từ khu ổ chuột trở thành bác sĩ”.

“Ông ấy muốn giúp đỡ trẻ em nghèo khổ. Ông là chỗ dựa lớn nhất của tôi trong suốt những năm đi học. Niềm tin của ông vào tôi là nguồn động lực lớn để tôi cố gắng”, cô nói. 

Trong khi đó, nhà sư Jamyang chia sẻ ông thành lập quỹ từ thiện với hy vọng mang đến giáo dục cơ bản để trẻ em nghèo có thể sống một cuộc đời tốt đẹp hơn. “Tôi không ngờ rằng những đứa trẻ này lại có tài năng đến vậy… Giờ các em đã trở thành hình mẫu và truyền cảm hứng cho người khác”, ông nói. Ông luôn tin rằng trẻ nhỏ không nên bị xem như “cỗ máy kiếm tiền”. Thay vào đó, ông muốn các em được khuyến khích trở thành những con người tử tế.

“Ông ấy đã dành cả đời mình cho những đứa trẻ sống trong khu ổ chuột. Nhiều em từng lang thang trên đường giờ đã trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhà báo”, ông Srivastava dành lời ca ngợi nhà sư Jamyang. 

Các tin khác

AI tiến sâu vào doanh nghiệp: "Nhân viên siêu thị" robot

TP - Đi siêu thị thời nay, khách hàng sẽ được các robot, AI (trí tuệ nhân tạo) phục vụ tận nơi. Từ giới thiệu sản phẩm, phục vụ ăn uống, gợi ý chọn hàng dựa trên sở thích của khách hàng cho đến thanh toán… Những cải tiến này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và hiện đại cho khách hàng.

Cấp xã sau sáp nhập: Quyết định từ ngân sách đến quản lý đất đai

Sau quá trình sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm hàng trăm xã, phường; nhưng quy mô địa bàn, dân số mỗi xã tăng lên đáng kể. Điều này khiến thẩm quyền, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã gia tăng hơn, gánh trách nhiệm quản lý hành chính trên phạm vi rộng hơn, dân số đông hơn.

Doanh nghiệp hướng tới các sân chơi mới

TP - Về tác động của thuế đối ứng từ Hoa Kỳ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, việc Hoa Kỳ áp thuế quan không phải là vấn đề mới. Cùng với tự chủ, doanh nghiệp phải sẵn sàng cho các sân chơi mới.

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng cho mọi kịch bản

TP - Trước thông tin Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận về thuế đối ứng, dù chưa biết cụ thể về mức thuế suất, song các doanh nghiệp trong nước cho biết đã “thở phào nhẹ nhõm” và sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra.

Cấp xã sau sáp nhập: Quyền nhiều hơn, trách nhiệm lớn hơn

Từ 1.7, luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có hiệu lực, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), đặt chính quyền cấp xã vào vị trí then chốt, trực tiếp phục vụ, giải quyết các vấn đề thiết yếu của người dân.

4 thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò

Thịt bò giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng nếu kết hợp sai cách với một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì sao metro TP.HCM thu hút doanh nghiệp tư nhân?

Từng được đánh giá là phân khúc hạ tầng giao thông có nhiều rào cản, kén nguồn vốn xã hội hóa nhất, thế nhưng việc liên tiếp có những doanh nghiệp tư nhân lớn đề xuất làm metro cho thấy các tuyến đường sắt đô thị ở TP.HCM đang trở thành khoản đầu tư hấp dẫn.

Số doanh nghiệp khởi nghiệp cao kỷ lục

Chỉ sau 2 tháng ra đời, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cho thấy sức công phá rất lớn khi tạo ra một số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục.

Tin xem nhiều