Doanh nhân

Alexandr Wang làm gì trong nhóm "siêu trí tuệ AI" tại Meta?

"Khi tốc độ tiến bộ của AI tăng tốc, việc phát triển siêu trí tuệ đang dần lộ diện. Tôi tin đây sẽ là khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho nhân loại và tôi hoàn toàn cam kết sẽ làm những gì cần thiết để Meta dẫn đầu", bản ghi nhớ Zuckerberg gửi nhân viên Meta tuần này, được Business Insider thu thập, có đoạn.

Ông nhắc đến tham vọng siêu trí tuệ mới, được đặt tên là Meta Superintelligence Labs (MSL). Bộ phận này gồm tất cả các nhóm về AI liên quan đến nền tảng, sản phẩm, nghiên cứu AI cơ bản FAIR (Fundamental AI Research) và các phòng thí nghiệm mới dùng để phát triển mô hình AI thế hệ tiếp theo.

"Alexandr Wang đã gia nhập Meta và sẽ làm Giám đốc AI kiêm lãnh đạo MSL", Zuckerberg viết. "Alex và tôi đã làm việc cùng nhau nhiều năm. Tôi coi cậu ấy là người sáng lập ấn tượng nhất trong thế hệ của cậu ấy, người có ý thức rõ ràng về tầm quan trọng lịch sử của siêu trí tuệ. Với tư cách nhà đồng sáng lập và CEO, cậu ấy xây dựng Scale AI thành công ty phát triển nhanh chóng, tham gia vào quá trình phát triển hầu hết mô hình hàng đầu trong ngành".

Giữa tháng 6, Meta gây xôn xao giới công nghệ khi chi 14,3 tỷ USD mua 49% cổ phần Scale AI, và mời được nhà đồng sáng lập Wang gia nhập công ty. The Verge khi đó đánh giá hành động lôi kéo Wang không khác việc mua một ngôi sao bóng đá hay bóng rổ nổi tiếng.

Alexandr Wang. Ảnh: TED

Wang sẽ cùng Nat Friedman, cựu CEO Github và là nhà đầu tư đầu tiên đổ tiền cho Scale AI, điều hành MSL. Cả hai tập trung nghiên cứu các sản phẩm AI và ứng dụng của nó trong đời sống thực tế.

Zuckerberg cũng liệt kê 10 nhân tài trong "siêu đội ngũ", được lôi kéo từ công ty đối thủ như OpenAI, Google, Anthropic. Trong đó, nổi bật có Trapit Bansal, một trong những "cha đẻ" của mô hình o-series của OpenAI; Shuchao Bi, người đứng sau chế độ giọng nói của GPT-4o và o4-mini, đồng thời là cựu lãnh đạo mảng hậu kỳ đa phương thức tại OpenAI; hay Huiwen Chang, đồng sáng tạo ra công nghệ tạo hình ảnh của GPT-4o, trước đây phát minh kiến trúc chuyển văn bản thành hình ảnh MaskGIT và Muse tại Google Research.

CEO Meta cho biết đã cùng Wang và MSL lên kế hoạch cho hai mô hình Llama 4.1 và 4.2, hứa hẹn tích hợp vào Meta AI với hơn một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng hiện có. Cùng với đó, đội ngũ mới sẽ bắt đầu nghiên cứu thế hệ mô hình tiếp theo, tiến tới "biên" của siêu trí tuệ trong năm tới.

"Meta có vị thế độc đáo để cung cấp siêu trí tuệ cho thế giới", Zuckerberg tự tin. "Chúng ta có doanh nghiệp mạnh mẽ, xây nhiều phòng thí nghiệm với nhiều siêu máy tính mạnh. Chúng ta có kinh nghiệm sâu trong việc xây dựng các sản phẩm phục vụ hàng tỷ người. Chúng ta cũng đang tiên phong, dẫn đầu danh mục kính và thiết bị đeo AI. Cấu trúc công ty cũng cho chúng ta hành động tự tin và táo bạo".

Theo Fortune, MSL có thể xem là nước đi táo bạo nhất của Zuckerberg kể từ khi ông đổi tên từ Facebook thành Meta năm 2021 để hiện thực hóa tham vọng vũ trụ ảo metaverse (nhưng bị đánh giá là thất bại). Dù vậy, động thái mới của ông cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi đặt cược vào Wang, vốn không phải nhà khoa học máy tính, nên có thể không được đội ngũ chuyên gia của Meta ủng hộ. Trước đó, một số nhà nghiên cứu AI kỳ cựu tại Meta được cho là đã "nói không" với việc Wang lãnh đạo và nộp đơn nghỉ việc.

Bên cạnh đó, định nghĩa "siêu trí tuệ" (superintelligence) còn mơ hồ, chưa thống nhất khiến định hướng của Meta có thể thiếu rõ ràng, chệch hướng. Cụm từ này được hiểu là "trí thông minh nhân tạo vượt khả năng của con người trong hầu hết lĩnh vực", còn gọi là AGI, nhưng cũng có tài liệu xếp superintelligence ở bậc cao hơn AGI.

Theo Reuters, Yann LeCun, nhà khoa học AI trưởng của Meta, cho rằng phương pháp tiếp cận AI hiện tại không đủ tiến đến tầm siêu trí tuệ. Masayoshi Son của SoftBank tin sẽ có bước đột phá, nhưng trong một thập kỷ tới thay vì vài năm.

Tuần trước, FT đưa tin Meta đang chi 29 tỷ USD vào các công ty tư nhân nhằm xây dựng các trung tâm dữ liệu AI, cũng như đầu tư cho các phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu. Microsoft, Google và OpenAI cũng đang rót hàng chục tỷ USD vào hạ tầng AI.

"Cuộc đua đến siêu trí tuệ là một thử thách về cả ý chí và vốn liếng, và Mark Zuckerberg dường như đang cược rằng ông có thể vượt đối thủ", Fortune bình luận.

Các tin khác

AI tiến sâu vào doanh nghiệp: "Nhân viên siêu thị" robot

TP - Đi siêu thị thời nay, khách hàng sẽ được các robot, AI (trí tuệ nhân tạo) phục vụ tận nơi. Từ giới thiệu sản phẩm, phục vụ ăn uống, gợi ý chọn hàng dựa trên sở thích của khách hàng cho đến thanh toán… Những cải tiến này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả vận hành mà còn mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và hiện đại cho khách hàng.

Cấp xã sau sáp nhập: Quyết định từ ngân sách đến quản lý đất đai

Sau quá trình sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm hàng trăm xã, phường; nhưng quy mô địa bàn, dân số mỗi xã tăng lên đáng kể. Điều này khiến thẩm quyền, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã gia tăng hơn, gánh trách nhiệm quản lý hành chính trên phạm vi rộng hơn, dân số đông hơn.

Doanh nghiệp hướng tới các sân chơi mới

TP - Về tác động của thuế đối ứng từ Hoa Kỳ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, việc Hoa Kỳ áp thuế quan không phải là vấn đề mới. Cùng với tự chủ, doanh nghiệp phải sẵn sàng cho các sân chơi mới.

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng cho mọi kịch bản

TP - Trước thông tin Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận về thuế đối ứng, dù chưa biết cụ thể về mức thuế suất, song các doanh nghiệp trong nước cho biết đã “thở phào nhẹ nhõm” và sẵn sàng cho mọi kịch bản có thể xảy ra.

Cấp xã sau sáp nhập: Quyền nhiều hơn, trách nhiệm lớn hơn

Từ 1.7, luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có hiệu lực, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), đặt chính quyền cấp xã vào vị trí then chốt, trực tiếp phục vụ, giải quyết các vấn đề thiết yếu của người dân.

4 thực phẩm không nên ăn cùng thịt bò

Thịt bò giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng nếu kết hợp sai cách với một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vì sao metro TP.HCM thu hút doanh nghiệp tư nhân?

Từng được đánh giá là phân khúc hạ tầng giao thông có nhiều rào cản, kén nguồn vốn xã hội hóa nhất, thế nhưng việc liên tiếp có những doanh nghiệp tư nhân lớn đề xuất làm metro cho thấy các tuyến đường sắt đô thị ở TP.HCM đang trở thành khoản đầu tư hấp dẫn.

Số doanh nghiệp khởi nghiệp cao kỷ lục

Chỉ sau 2 tháng ra đời, Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân cho thấy sức công phá rất lớn khi tạo ra một số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục.