Tài chính

Giá vàng thế giới rơi tự do, thủng mốc 2.300 USD/ounce

TIN MỚI

 

Rạng sáng 8/6, giá vàng thế giới mất mốc 2.300 USD/ounce, có lúc rơi xuống còn 2.287 USD/ounce. Đến 7h30, vàng giao ngay hồi phục nhưng vẫn chưa trở lại trên mốc 2.300, ở mức 2.294 USD/ounce.

Việc PBOC thông báo rằng họ không mua thêm thỏi vàng nào trong tháng 5 đã gây ra một đợt bán tháo mạnh trên thị trường kim loại quý. Các nhà giao dịch loay hoay không biết nên tiếp tục bán nữa hay không và vàng có thể xuống thấp đến mức nào. 

Sau đó, vàng rớt thảm hơn nữa khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố, dữ liệu mạnh mẽ đáng ngạc nhiên. Thị trường nhận ra rằng, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có ít lý do hơn để cắt giảm lãi suất trong thời gian tới và điều này tiếp tục khiến vàng chịu nhiều áp lực hơn. 

Nền kinh tế Mỹ đã bổ sung thêm 272.000 việc làm trong tháng 5, một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất cao. Số lượng việc làm tăng thêm trong tháng 5 cao hơn nhiều so với dự đoán là 190.000 và cao hơn nhiều mức tăng của tháng 4 (165.000 việc làm).

photo-1717808033275

 

---------------

Cập nhật đến tối 7/6, giá vàng thế giới vẫn không ngừng lao dốc, đến 20h50 chỉ còn 2.310 USD/ounce, giảm gần 80 USD/ounce so với giá cao nhất đạt được trong phiên. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD, giá vàng quốc tế chỉ còn 

Trong nước, giá vàng SJC kết phiên hôm nay ở mức 75-77 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn trơn 24k khoảng 73,5-74,3 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 75,2-75,8 triệu đồng/lượng chiều bán ra. 

photo-1717768937251

 

---------------------

Chỉ trong vài giờ đồng hồ chiều 7/6 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay đã giảm 55 USD/ounce, đến 17h30 xuống còn 2.331 USD/ounce.

Theo dữ liệu mới nhất, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã không mua bất kỳ lượng vàng nào trong tháng 5 vừa qua, chấm dứt chuỗi mua vào liên tiếp 18 tháng. Đây được cho là thông tin khiến kim loại quý đột ngột quay đầu giảm. 

Trước đó, việc liên tục gom vàng của PBOC là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy kim loại quý này lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. NHTW này đã liên tục tăng dự trữ vàng kể từ tháng 11/2022, dẫn tới làn sóng mua vàng của nhiều NHTW khác trên thế giới. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các nước đã thấy được tầm quan trọng của vàng trong việc ứng phó với khủng hoảng, khả năng lưu trữ giá trị và đa dạng hóa danh mục tài sản. Vàng là thành phần quan trọng trong khối dự trữ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và có thể sinh lời.

Cùng với nhiều yếu tố khác như triển vọng lãi suất giảm trên toàn cầu, căng thẳng địa chính trị gia tăng, kim loại quý đã thiết lập mức kỷ lục 2.450 USD/ounce hồi cuối tháng 5. Như vậy, so với mức đỉnh, giá vàng giao ngay đã giảm 120 USD/ounce. 

photo-1717760913766

Giá vàng diễn biến tích cực ngày 5-6/6 nhưng sang ngày 7/6 lao dốc mạnh

Diễn biến lao dốc của vàng thế giới ngày 7/6 gây bất ngờ bởi trước đó kim loại quý này có hai phiên phục hồi khá tích cực khi triển vọng cắt giảm lãi suất của các NHTW lớn rõ nét hơn. Đặc biệt, ngày 6/6, kim loại quý tăng khá mạnh khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chính thức hạ lãi suất chủ chốt xuống 3,75%, đánh dấu lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2019. ECB nhấn mạnh việc giảm lãi suất là cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo rằng lạm phát được duy trì gần mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.

Trước đó, vàng cũng có nhịp tăng khá mạnh sau khi Mỹ công bố số liệu lao động cho thấy thị trường này đang suy yếu. Trong tháng 5, các doanh nghiệp tư nhân nước Mỹ đã thuê số lượng công nhân ít hơn so với kỳ vọng của thị trường. Theo ADP, trong tháng 5, có 152.000 việc làm được tạo ra, thấp hơn so với mức dự báo 173.000 việc làm. Thông tin này tiếp tục khiến đồng USD giảm giá, chỉ số DXY đo lường sức mạnh đồng đô la Mỹ rơi xuống sát mốc 104 điểm, thấp nhất trong hơn 3 tháng. 

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm