Dù bạn làm nghề gì, networking luôn là kỹ năng cần có để nhanh chóng thành công. Networking không chỉ giúp bạn học hỏi từ người bạn gặp trực tiếp; những lợi ích khác từ việc mở rộng mạng lưới quan hệ nói chung cũng rất đáng để bạn quan tâm. Một vài người trong số chúng ta có ác cảm với networking. Có thể họ không biết bắt đầu từ đâu, phải nói cái gì hay làm thế nào để duy trì mối quan hệ.
"Khi còn trẻ và tham gia các sự kiện networking, Linh rất lúng túng khi không biết làm thế nào để trò chuyện từ đầu hoặc khi không có ai muốn nói chuyện với mình. Cảm giác khá khó chịu, Linh muốn chia sẻ tip để nói chuyện thành công hơn", shark Thái Vân Linh kể về cảm giác khó khăn khi networking ngày còn trẻ.
Sau đây là 8 bí kíp được cô chia sẻ để các bạn trẻ rèn luyện kỹ năng này hiệu quả.
Tip 1: Kỹ năng Elevator Pitch. Kỹ năng này giống như việc bạn bước vào một thang máy và phải giới thiệu về bản thân. Bạn có thời gian từ tầng trệt lên tầng 25 khoảng 25 giây để giới thiệu tên, công ty, vị trí, điểm mạnh của mình. Điểm khó của phương pháp này là bạn phải mô tả chi tiết và ngắn gọn, thú vị để cho người đối diện cảm thấy thú vị khi họ kết nối với bạn.
Tip 2: Hãy đến sớm. Khi bạn bước vào một căn phòng rất khó để mình tiếp cận với những người đã và đang nói chuyện trong nhóm. Vì vậy nếu bạn đến sớm sẽ dễ dàng tiếp cận, bắt chuyện với những người vừa vào. Do đó dễ dàng bắt đầu câu chuyện hơn.
Tip 3: Đi cùng với một người bạn. Mục đích của networking là bạn gặp càng nhiều người càng tốt. Theo đó cách thực hiện là bạn sẽ nói chuyện trong một nhóm và sau đó chuyển sang nhóm khác, kết nối với những người khác. Trong quy trình đó có lúc bạn sẽ không có ai nói chuyện với thì đó là lúc bạn tìm người đi chung. Hai người có thể trò chuyện, xem xét lại trong phòng có ai và có thể nói chuyện với ai kế tiếp. Với cách này bạn sẽ giảm bớt cảm giác lạc lõng.
Tip 4: Cách để tìm một nhóm mới. Khi tìm nhóm mới bạn hãy tìm nhóm có số lượng người lẻ. Với cách đó bạn sẽ bước vào và nói chuyện với người lẻ đó. Hoặc bạn có thể nghe những gì trong nhóm đang nói với nhau. Tuy nhiên cần lưu ý bạn đừng cắt ngang khi mọi người đang nói chuyện, chờ cuộc trò chuyện xong sau đó bạn có thể giới thiệu bản thân.
Tip 5: Hãy ghi nhận lại những đặc điểm nổi bật của từng người bạn đã gặp. Mục tiêu của networking không phải là gặp nhiều người mà bạn phải tìm hiểu đủ về mọi người để bạn có thể tiếp tục tiếp cận với họ.
Tip 6: Nói ngoài công việc. Những nội dung trò chuyện về, công việc thường chỉ đem lại những thông tin rất cơ bản và tất cả mọi người sẽ đều đề cập đến. Nhưng khi bạn có thể tiếp cận một người theo cách cá nhân, tìm hiểu hơn về gia đình của họ, hoặc là sở thích của họ, quê của họ. Những thứ tạo mối quan hệ cá nhân hơn thì đó là điểm mạnh của bạn với người đó. Vì vậy bạn có thể tiếp cận họ, email họ sau, nhắc lại họ là những nhận dạng về bạn là như thế nào.
Tip 7: Viết lại phía sau danh thiếp. Để nhớ những điểm đó, sau khi bạn rời khỏi một nhóm và trước khi tham gia một nhóm khác thì bạn nên bỏ ra một vài phút để ghi lại tất cả những điểm này, những yếu tố gì phía sau danh thiếp của người đó.
Tip 8: Hãy đặt mục tiêu cho bản thân mình. Trước khi đi sự kiện networking, bạn phải đặt mục tiêu mình sẽ gặp bao nhiêu người ở sự kiện này. Shark Linh cho biết khi bước vào một căn phòng nào đó bạn sẽ cảm nhận áp lực quá cao, cảm giác khó chịu và rất muốn đi về. Nhưng khi đã tới đó bạn phải ràng buộc mình phải đạt được mục tiêu trước khi mình tự cho phép đi về.
"Tới ngày hôm nay Linh vẫn dùng những tips này và hy vọng sẽ giúp ích cho bạn", shark Linh kết luận.
Nếu bạn là người thích giao du và nói chuyện tự nhiên, tham gia networking sẽ khá dễ dàng. Nhưng, ngay cả khi bạn có chút nhút nhát hoặc đặt nhiều hi vọng vào sự thành công với networking thì bạn vẫn có thể đạt được điều mong muốn nếu thực hiện theo những hướng dẫn cụ thể trên.