Liều mạng tăng ca, tài khoản tiết kiệm vẫn ít tới đáng thương, chỉ biết dựa vào đồng lương tháng ít ỏi để sống qua ngày.
Sau 30 tuổi, trên có già dưới có trẻ, làm gì cũng cần tới tiền, bỗng dưng trở thành cái máy kiếm tiền, khổ không nói nên lời.
Mua một đống sách về thành công, về làm giàu, học được rất nhiều mánh khóe, bí quyết, rồi lại phát hiện ra mình không thể copy lại được, vẫn là nghèo.
Lúc trước tôi cũng không hiểu, mãi cho tới khi biết được câu chuyện của một người bạn.
Cậu ấy tên Đ., sau khi tốt nghiệp, cậu ấy vô cùng nỗ lực nhưng vẫn là một cậu thanh niên nghèo ăn cũng không đủ no, tính tình lại hiền lành ít nói.
Thông qua rèn luyện FQ (chỉ số thông minh tài chính) cậu ấy đã nâng cao được giá trị bản thân lên rất nhiều, hiện tại đang nắm trong tay rất nhiều công ty, hiện thực hóa được ước mơ làm giàu của mình. Lớp học về làm giàu của cậu ấy còn giúp hơn 100 nghìn người thoát ra khỏi được nghịch cảnh.
FQ chính là chìa khóa mở ra cánh cửa tài phú cho cậu.
Bạn có thể sẽ cảm thấy nghi hoặc, nhưng đừng vội, đọc xong câu chuyện này, bạn sẽ có cảm nhận mới.
01
Gia cảnh bần hàn, cơm ăn không đủ no
FQ đã giúp cậu mở ra cánh cửa giàu có mới
Đ. sinh ra ở nông thôn, từ nhỏ gia cảnh đã rất nghèo khó, cuộc sống của cả nhà chỉ gói gọn trong 2 chữ: tiết kiệm.
Tiết kiệm tới mức độ nào? Gạo mà gia đình cậu ăn cũng là gạo cũ chắt bóp lại từ năm này qua năm khác.
Vì để có tiền cho cậu học đại học, cả nhà tằn tiện chi tiêu, còn vay không ít bên ngoài, lúc đó cậu đã hạ quyết tâm: cố gắng học hành giỏi giang, sau này để cả nhà sống một cuộc sống sung túc hơn!
Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu được vào làm việc tại một đơn vị quốc doanh, thời gian đó, các doanh nghiệp nhà nước đang ở trong giai đoạn khó khăn, lương mỗi tháng chỉ được hơn 300 ngàn, đến cơm ăn cũng không đủ no. Nhưng ba mẹ vẫn luôn rất lạc quan khích lệ cậu, cho rằng có được công việc ổn định trong nhà nước là khá lắm rồi.
Không có thế lực chống lưng, vì muốn kiếm tiền cậu đã vô cùng liều mạng: mỗi ngày đều là người tới công ty sớm nhất, tan làm muộn nhất, việc mà người khác sợ khổ không làm cậu đều làm hết... nhưng lương tăng không theo kịp tốc độ tăng của vật giá, cậu thường phải sống nhờ tiếp tế của ba mẹ để sống cho qua cuối tháng.
Khi đó, trông thấy những người trước đó học không bằng mình, bằng cấp không bằng mình kiếm được nhiều tiền hơn, còn bản thân ngay cả mình cũng nuôi chưa xong, cậu đã suy nghĩ rất nhiều.
Điều khiến cậu buồn lòng nhất là ba mẹ, già cả rồi mà vẫn phải lo lắng cho cậu, cậu cảm thấy mình rất vô dụng.
Ban đầu, Đ. hoài nghi bản thân, "Vì sao mình mãi không kiếm được tiền? Lẽ nào mình đẻ ra đã kém hơn so với người khác?"
Mỗi ngày đều thẫn thờ, không thể phấn chấn được tinh thần.
Một người bạn không thể tiếp tục nhìn Đ. như vậy nữa, đã chủ động tìm cậu nói chuyện.
Cậu bạn hỏi Đ.: "Cậu muốn trở thành người có tiền? Vậy cậu đối đãi với tiền ra sao?
"Nỗ lực kiếm tiền rồi tiết kiệm", Đ. nói.
Cậu bạn lại hỏi tiếp: "Tại sao lại có suy nghĩ như vậy?"
Đ. nhớ tới cha mẹ mình, vốn dĩ nghèo, ba mẹ vất vả làm việc, tằn tiện, tiêu một đồng cũng phải tính toán.... chịu ảnh hưởng của họ, cậu rất xem trọng tiền bạc, có cơ hội đầu tư cũng không dám vô cùng tiết kiệm, chỉ sợ tiêu hết tiền.
Đây thực ra là "lời nguyền tiền bạc".
Tiêu hết tiền sẽ nghèo, vậy thôi không tiêu, nhưng Đ. lại chưa bao giờ nghĩ được rằng: tiền là để kiếm, tiêu rồi lại có thể kiếm lại!
Người nghèo vì sao cứ mãi nghèo? Phân tâm học nói: bạn nghèo, vì tiềm thức của bạn muốn nghèo. Bạn sở dĩ không dám đầu tư, tiết kiệm tiền vì tiềm thức sợ chẳng may sau này vẫn nghèo.
Warren Buffett tổng kết rất đúng: Nếu bạn có một cái đầu chỉ biết tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ có một cái gan dám kiếm tiền, vì vậy, cái nghèo của bạn luôn rất ổn định.
Quả thực như vậy, Đ. lúc đó quả thực đang ở trong vòng tuần hoàn "không tiền - tiết kiệm- không dám tiêu- mất cơ hội", chỉ biết lao đầu vào làm việc mà không phát hiện ra rằng bản thân đang rơi vào một cái giếng sâu vô hình.
Đây chính là nơi giam cầm tài vận của Đ., muốn thoát ra khỏi nó, mấu chốt là ở tư tưởng.
Hiểu ra điều này, Đ. cũng hiểu ra rằng cứ làm mãi ở doanh nghiệp đang xuống dốc, chỉ tiết kiệm tiền sẽ chẳng bao giờ có thể thoát ra được cái giếng kia. Vậy là bất chấp mọi người phản đối, Đ. quyết định xin nghỉ việc.
02
Từ một cậu bé nghèo đến một người tự do trong tài chính
Chỉ trong vòng vài năm, Đ. đã lục lọi hầu hết các cuốn sách tâm lý liên quan đến sự giàu có và dành nhiều thời gian để thực hành, cuối cùng cậu phát hiện ra:
Quan hệ giữa mỗi người và tiền bạc thực ra không giống nhau, phía sau những giới hạn tài phú của mỗi người tồn tại những lời nguyền khác nhau.
Đ. chia chúng ra làm 3 loại: tâm thái, tư duy, hành động, đồng thời tìm ra cách phá giải các lời nguyền này.
Về mặt tâm thái, Đ. không còn xem tiền là tất cả nữa. Sau khi từ chức, Đ. xin vào làm việc tại một công ty chứng khoán, thời điểm đó, chứng khoán vẫn được xem là một ngành xa lạ, Đ. ý thức được rằng đây là một cơ hội lớn.
Đ. không quan tâm lương được bao nhiêu mà quan tâm tới việc làm sao có thể học được những tri thức chuyên ngành liên quan tới ngành này, phần lớn thời gian cậu đều dành cho học hỏi và nâng cao năng lực của mình.
Rất nhanh sau đó, Đ. trở thành tầng lớp quản lý của công ty, khi lãnh đạo phát triển hạng mục mới, người đầu tiên họ nghĩ tới là Đ., từ một nhân viên tầm thường, Đ. trở thành một trong những cổ đông của công ty.
Nhờ đó, cuộc sống của Đ bước sang một trang mới.
Đ. bỏ đi hết những tư duy nghèo khó kia, mở công ty, đi đầu tư... hiện thực hóa giấc mơ được tự do về tài chính.
Giờ đây, Đ. đang làm rất nhiều việc cùng một lúc: mở công ty, diễn giảng, viết sách... lại còn có thể tận hưởng cuộc sống, giúp đỡ người khác...
Những thứ đó, đều là FQ mang lại cho Đ.
03
Bước đầu tiên để trở thành người có tiền đó là phá bỏ lời nguyền về tiền bạc
Trong cuộc sống, đâu đâu cũng có "lời nguyền tiền bạc".
Tôi phát hiện ra có rất nhiều người thích xem các câu "tôi nghèo lắm", "đắt thế", "Thôi, không mua nữa"... là câu cửa miệng.
Những câu nói đó quả thực có tính sát thương rất lớn.
Bởi ý nghĩa sâu xa của nó chính là: tôi sẽ không bao giờ có tiền.
Tôi không có tiền, vì vậy tôi không nỡ đầu tư vào mình; tôi không có tiền nên không dám mua thứ mà mình thích; tôi không có tiền nên chỉ có thể sống cuộc sống như hiện tại....
Đây là một biểu hiện tự hạ thấp giá trị bản thân. Khi cảm thấy giá trị bản thân không đủ, hành động cũng sẽ phản ánh lại giá trị đó.
Nếu tiềm thức của bạn không cho rằng mình xứng đáng có thứ gì đó, không biết cách hưởng thụ những thứ tốt đẹp mà tiền bạc mang lại, vậy thì trong hiện thực cuộc sống, bạn sẽ vô tình né tránh tiền bạc, thậm chí tự tay đẩy thứ tài phú vốn dĩ đã thuộc về mình ra xa rồi nói với chính mình: tôi không muốn có nhiều tiền hơn.
Có một người nói với tôi rằng cậu ấy rất yêu tiền, chẳng có lời nguyền tiền bạc nào với cậu ấy cả, nhưng đã 40 tuổi rồi mà vẫn chẳng kiếm được bao nhiêu tiền.
Qua lắng nghe, tôi biết được rằng ngay từ nhỏ gia đình cậu đã rất nghèo, thường xuyên phải đi vay tiền, nhưng cũng từ đó mà gặp phải rất nhiều kẻ có tiền không ra gì.
Đối với cậu, người có tiền trong ấn tượng của cậu đều là: nhỏ nhen, lạnh lùng, tham lam...
Thực ra, người đó cũng đã trúng một trong những loại lời nguyền tiền bạc, đó là tâm thái. Miệng nói rất yêu tiền nhưng thực ra lại rất ghét người có tiền.
Thứ người đó cần làm là thiết lập cho mình một hình tượng về người có tiền mới, tâm thái thay đổi, hành động cũng sẽ thay đổi, kết quả tự nhiên cũng sẽ khác.
Những câu chuyện tương tự còn rất nhiều, nhưng tôi phát hiện ra rằng, rất nhiều người khi gặp phải khó khăn về tiền bạc, phản ứng đầu tiên đó là mua sách làm giàu, nhưng họ không biết rằng chỉ học một vài mánh khóe mà không giải quyết nguyên nhân thực sự phía sau, vậy thì khi thực hành sẽ chẳng được mấy tác dụng.
Muốn trở thành người có tiền, phá bỏ lời nguyền tiền bạc là rất quan trọng, thay đổi tâm thái, tư duy và hành động, cánh cửa tiền tài tự dưng sẽ mở ra với bạn.