Tài chính

Sinh vật quái dị 90 triệu tuổi lộ diện giữa sa mạc Gobi

Tóm tắt:
  • Sinh vật mới Ravjaa ishiii được phát hiện tại Mông Cổ, thuộc họ Zhelestidae.
  • Nó sống chung với khủng long ở sa mạc Gobi cách đây 90 triệu năm.
  • Ravjaa ishiii có hình dáng kinh dị, hàm răng khỏe và thân hình linh hoạt, kích thước nhỏ như chuột.
  • Mẫu vật này có thể liên quan đến tổ tiên của nhiều loài động vật cỡ lớn ngày nay.
  • Nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về động vật có vú thời kỳ trước khi chúng phát triển mạnh mẽ.

Một nghiên cứu vừa được mô tả trên tạp chí khoa học Acta Palaeontologica Polonica đã mô tả về Ravjaa ishiii, một sinh vật quái dị từng chung sống với khủng long ở sa mạc Gobi vào 90 triệu năm trước, tức trong kỷ Phấn Trắng.

Hình ảnh tái hiện cho thấy dung nhan của sinh vật này có phần kinh dị. Nó cũng sở hữu một hàm răng khỏe mạnh, thân hình linh hoạt.

Tuy chỉ bé bằng con chuột, Ravjaa ishiii có thể liên quan đến dòng dõi nhiều loài vật cỡ lớn ngày nay.

Sinh vật quái dị 90 triệu tuổi lộ diện giữa sa mạc Gobi- Ảnh 1.

Ravjaa ishiii quái dị và bé nhỏ được mô tả đang ngồi trên chân của loài khủng long hadrosaurid Gobihadros khổng lồ ở sa mạc Gobi - Ảnh: Kohei Futaka.

Theo Sci-News, hóa thạch Ravjaa ishiii đã được khai quật từ di chỉ Bayan Shiree thuộc thành hệ Bayanshiree ở sa mạc Gobi, khu vực thuộc địa phận Mông Cổ.

Mẫu vật được xác định là thành viên của họ Zhelestidae, một nhóm động vật có vú đã tuyệt chủng và được cho là tổ tiên hoặc liên quan đến tổ tiên của các loài móng guốc (heo, bò, dê ngựa, lừa, tê giác...). Tuy vậy, mối liên hệ này vẫn còn gây hoài nghi và tranh cãi.

Vì vậy, việc tìm ra thêm một đại diện mới của họ động vật cổ đại này rất có ý nghĩa.

Không chỉ vậy, với niên đại 90 triệu năm, sinh vật quái dị ở sa mạc Gobi còn cung cấp cái nhìn thoáng qua về động vật có vú nói chung ở thời kỳ mà chúng chưa phát triển mạnh.

Phải đến sau khi loài khủng long biến mất, gia tộc động vật có vú mới tiến hóa bùng nổ, nhanh chóng lấp đầy các hốc sinh thái mà khủng long bỏ lại và từ đó sinh ra những loài vượt bậc, bao gồm chúng ta.

"Răng hàm cao bất thường và hình dạng hàm đặc biệt của chúng khác với những họ hàng đã biết, do vậy chúng tôi đã xây dựng một chi và loài mới" - GS Mototaka Saneyoshi từ Đại học Khoa học Okayama (Nhật Bản), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Răng của con vật này gần giống răng động vật có vú ăn hạt và quả ngày nay, cho thấy những loài động vật có vú cổ xưa đã biết tận dụng nguồn tài nguyên đa dạng.

Các tin khác

Đại lễ Vesak 2025: Thành công trên mọi phương diện

Sau nhiều ngày diễn ra trong không khí trang nghiêm và trọng thể, đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 đã thành công toàn diện trên các phương diện tâm linh, văn hóa, học thuật và cầu nguyện hòa bình.