Chứng khoán

Ông Trần Ngọc Báu: Chính sách tiền tệ nới lỏng đã phản ánh vào giá cổ phiếu, khó kỳ vọng một cú bứt phá mới

Vào ngày 1/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế duy trì đà tăng trưởng mạnh và lạm phát còn cao hơn nhiều so với mục tiêu. Kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, 100% thành viên Uỷ ban Thị trường mở (FOMC) nhất trí giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang ở ngưỡng 5,25 - 5,5%.

Tại chương trình Bàn tròn đầu tư ngày 2/11, ông Trần Ngọc Báu, Tổng Giám đốc CTCP Dữ liệu và Công nghệ Tài chính WiGroup nhận định diễn biến trên phù hợp với kỳ vọng của thị trường.

Đối với Việt Nam, chính sách tiền tệ trong khoảng một năm qua vẫn là nới lỏng, dù có chững vào gần đây. Nền kinh tế nhìn chung tăng trưởng chậm so với kỳ vọng, các chính sách đưa ra chưa đủ thẩm thấu. Việt Nam cần lựa chọn một chính sách lãi suất trung lập. Mức lãi suất hiện tại khó có thể kỳ vọng một chính sách nới lỏng giảm sâu hơn nữa.

Ông Trần Ngọc Báu (phải) chia sẻ tại chương trình Bàn tròn đầu tư ngày 2/11. Ảnh: X.N chụp màn hình.

Nhìn về chu kỳ của chính sách tiền tệ, ông Báu nhận định tác động đã phản ánh vào giá cổ phiếu.

“Chúng ta khó kỳ vọng vào một giai đoạn bứt tốc nữa của giá tài sản tài chính thông qua việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng hơn nữa. Câu chuyện động lực thị trường tăng trưởng trong thời gian 1-3 năm tới cần đến từ sự phục hồi của hoạt động kinh doanh. ”, vị chuyên gia chia sẻ.

Thống kê của WiGroup, hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 92% vốn hóa thị trường, đã công bố báo cáo tài chính quý III.

Ông Báu chỉ ra lợi nhuận (số tuyệt đối) toàn thị trường đã lập đỉnh vào quý IV/2021. Đà đi xuống của lợi nhuận một phần từ nhóm tài chính.

Thông thường quý III là quý có kết quả kinh doanh khả quan trong năm. Quý III năm nay đang ghi nhận mức giảm lợi nhuận 4,2% so với cùng kỳ năm trước, song là mức giảm nhẹ hơn so với 3 quý trước đó.

Theo góc nhìn của nhà phân tích này, tốc độ giảm lợi nhuận đã chậm lại. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán thường kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận đủ để cảm thấy cho thấy một chu kỳ tăng trưởng kinh doanh mới. Nếu cứ duy trì giảm lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng của nhà đầu tư.

Lợi nhuận toàn thị trường giảm 4,2% trong quý III. Nguồn: Wigroup.

Về các nhóm ngành trong quý III, bất động sản ghi nhận mức giảm 30% lợi nhuận so với cùng kỳ, ngành điện giảm hơn 50% còn phân bón gần như giảm đến 100%.

Mặt khác, điều rất hiếm khi xảy ra là lợi nhuận ngành ngân hàng đã giảm ba quý liên tiếp. Câu chuyện này được đánh giá ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng, đồng thời tạo áp lực lên triển vọng thị trường chung, khi đây là nhóm có vốn hóa hàng đầu.

Bức tranh lợi nhuận quý III của ngành bất động sản dân cư gần như xoay quanh Vinhomes (Mã: VHM). Bất ngờ là lợi nhuận quý III của ông lớn này lại tích cực, đi ngược so với thị trường chung nhờ việc bán các dự án.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) sẽ được tổ chức vào ngày 9/11 tại TP HCM

Quy tụ những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới tài chính Việt Nam đến từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp niêm yết, cố vấn tài chính từ các ngân hàng, công ty chứng khoán đầu ngành.

Cùng thảo luận về những chủ đề nóng nhất, trọng tâm nhất xoay quanh bức tranh kinh tế 2024, triển vọng kinh doanh các ngành.

Và một cuộc trình diễn độc đáo của số liệu và công nghệ hỗ trợ đầu tư. Với sự xuất hiện của công cụ phân tích dòng lệnh (Order Flow) đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến nhất trên thế giới chủ yếu là được các quỹ tại Anh, Mỹ và các tổ chức trading chuyên nghiệp ứng dụng và hiện chưa phổ biến cho số đông nhà đầu tư.

Với những thông tin có giá trị cao từ các chuyên gia hàng đầu, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 (Vietnam Investment Forum 2024) với chủ đề “Theo dấu Dòng tiền” không chỉ hữu ích với các nhà đầu tư chứng khoán, bất động sản mà còn hỗ trợ các nhà kinh doanh, các nhà hoạch định lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho năm 2024.

Số lượng có hạn, đăng ký ngay tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm