Công nghệ

Nhà máy sản xuất 80 triệu thiết bị điện mỗi năm của Panasonic

Nổi tiếng với các sản phẩm gia dụng như máy lạnh, máy giặt, tuy nhiên một trong những sản phẩm chủ đạo của Panasonic trong hơn 100 năm là thiết bị nối dây, như ổ điện và công tắc. Các sản phẩm này hiện được phát triển bởi Panasonic Electric Works (PEW), một trong năm công ty nội bộ của tập đoàn Nhật Bản này.

Trong hình là một tòa nhà tại nhà máy tại thành phố Tsu, tỉnh Mie của Panasonic - nơi sản xuất chính của các thiết bị nối dây cho thị trường nội địa. Nhà máy trải rộng trên diện tích 100 nghìn mét vuông, với công suất khoảng 80 triệu thiết bị nối dây hàng năm. Phần lớn các thiết bị nối dây của hãng đều được sản xuất tại đây.

Nổi tiếng với các sản phẩm gia dụng như máy lạnh, máy giặt, tuy nhiên một trong những sản phẩm chủ đạo của Panasonic trong hơn 100 năm là thiết bị nối dây, như ổ điện và công tắc. Các sản phẩm này hiện được phát triển bởi Panasonic Electric Works (PEW), một trong năm công ty nội bộ của tập đoàn Nhật Bản này.

Trong hình là một tòa nhà tại nhà máy tại thành phố Tsu, tỉnh Mie của Panasonic - nơi sản xuất chính của các thiết bị nối dây cho thị trường nội địa. Nhà máy trải rộng trên diện tích 100 nghìn mét vuông, với công suất khoảng 80 triệu thiết bị nối dây hàng năm. Phần lớn các thiết bị nối dây của hãng đều được sản xuất tại đây.

Ra đời từ năm 1918, sản phẩm đầu tiên của Panasonic là thiết bị nối điện, tương tự ổ cắm ngày nay nhưng được thiết kế dạng xoáy. Thành công đột phá của hãng đến từ thiết bị ổ cắm hai đầu, giải quyết bài toán sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc trong gia đình Nhật Bản khi đó. Với ổ cắm này, các gia đình có thể vừa thắp đèn, vừa kết nối các thiết bị điện khác.

Các sản phẩm này hiện được vẫn được trưng bày tại showroom của hãng nằm bên trong nhà máy.

Sau 100 năm phát triển, đến nay các sản phẩm nối dây của hãng đã phát triển thêm nhiều mẫu mã, công nghệ, ứng dụng IoT. Trong hình là một công tắc bật tắt đèn có thiết kế tương tự các công tắc phổ thông, nhưng mở nắp ra là một loạt nút điều khiển, màn hình, cho phép hẹn giờ. Tuy nhiên những sản phẩm truyền thống vẫn có chỗ đứng, với doanh số khoảng 100 nghìn chiếc tại Nhật Bản.

Sau 100 năm phát triển, đến nay các sản phẩm nối dây của hãng đã phát triển thêm nhiều mẫu mã, công nghệ, ứng dụng IoT. Trong hình là một công tắc bật tắt đèn có thiết kế tương tự các công tắc phổ thông, nhưng mở nắp ra là một loạt nút điều khiển, màn hình, cho phép hẹn giờ. Tuy nhiên những sản phẩm truyền thống vẫn có chỗ đứng, với doanh số khoảng 100 nghìn chiếc tại Nhật Bản.

Hãng cũng mở rộng ra nhiều thị trường khác, trong đó có Việt Nam, với các thiết bị được điều chỉnh về thiết kế để phù hợp với đặc điểm ổ cắm của từng thị trường.

Một trong những điểm đặc biệt của nhà máy Tsu là "dây chuyền sản xuất tích hợp", cho phép công ty thực hiện mọi công đoạn, từ xử lý nguyên liệu gồm các tấm kim loại và viên nhựa, đến sản xuất và đóng gói sản phẩm. Việc làm khuôn, vốn được các công ty thuê ngoài, cũng được thực hiện ngay tại đây. Điều này giúp hãng có thể tự chủ trong mọi khâu mà không cần phụ thuộc bên thứ ba.

Hãng cũng mở rộng ra nhiều thị trường khác, trong đó có Việt Nam, với các thiết bị được điều chỉnh về thiết kế để phù hợp với đặc điểm ổ cắm của từng thị trường.

Một trong những điểm đặc biệt của nhà máy Tsu là "dây chuyền sản xuất tích hợp", cho phép công ty thực hiện mọi công đoạn, từ xử lý nguyên liệu gồm các tấm kim loại và viên nhựa, đến sản xuất và đóng gói sản phẩm. Việc làm khuôn, vốn được các công ty thuê ngoài, cũng được thực hiện ngay tại đây. Điều này giúp hãng có thể tự chủ trong mọi khâu mà không cần phụ thuộc bên thứ ba.

Hai thành phần chính trong một công tắc hoặc ổ cắm là nhựa và kim loại. Hãng cho biết sử dụng nhựa Urea Resin, có đặc tính cứng, dẻo, có khả năng chống ẩm và chống cháy tốt. Thử nghiệm đốt cháy trong 30 giây, phần nhựa này không bị bắt lửa. Phần kim loại cũng có tính đàn hồi tốt nhằm giúp thiết bị có thể sử dụng thời gian dài.

Hai thành phần chính trong một công tắc hoặc ổ cắm là nhựa và kim loại. Hãng cho biết sử dụng nhựa Urea Resin, có đặc tính cứng, dẻo, có khả năng chống ẩm và chống cháy tốt. Thử nghiệm đốt cháy trong 30 giây, phần nhựa này không bị bắt lửa. Phần kim loại cũng có tính đàn hồi tốt nhằm giúp thiết bị có thể sử dụng thời gian dài.

Toàn bộ quy trình sản xuất bắt đầu từ việc đưa nguyên liệu thô vào dây chuyền đến lắp ráp, kiểm tra và đóng gói đều được tự động hóa.

Trong hình là khu vực tạo ra các thành phần nhựa trong một ổ cắm điện, gần như không có sự xuất hiện của con người. Ngay cả việc vận chuyển các rổ chứa thành phẩm giữa các khu vực, tầng nhà cũng được thực hiện bằng robot. Theo nhà sản xuất, việc này giúp sản xuất số lượng lớn với chất lượng ổn định.

Toàn bộ quy trình sản xuất bắt đầu từ việc đưa nguyên liệu thô vào dây chuyền đến lắp ráp, kiểm tra và đóng gói đều được tự động hóa.

Trong hình là khu vực tạo ra các thành phần nhựa trong một ổ cắm điện, gần như không có sự xuất hiện của con người. Ngay cả việc vận chuyển các rổ chứa thành phẩm giữa các khu vực, tầng nhà cũng được thực hiện bằng robot. Theo nhà sản xuất, việc này giúp sản xuất số lượng lớn với chất lượng ổn định.

Từ một cuộn kim loại lớn, khi đi qua dây chuyền sẽ trải qua các bước như cắt, dập tạo hình để ra được các chi tiết kim loại dùng trong thiết bị nối dây. Ví dụ với một chi tiết phức tạp như lò xo khoá, có tác dụng cố định dây trong ổ cắm, dây chuyền này có thể tạo ra với số lượng 480 chiếc mỗi phút.

Với doanh số hàng triệu sản phẩm, tuy nhiên nhà máy chỉ có khoảng 1.000 người làm việc. Theo đại diện hãng, con người phần lớn làm những khâu như kiểm tra sản phẩm lỗi, bảo trì.

Từ một cuộn kim loại lớn, khi đi qua dây chuyền sẽ trải qua các bước như cắt, dập tạo hình để ra được các chi tiết kim loại dùng trong thiết bị nối dây. Ví dụ với một chi tiết phức tạp như lò xo khoá, có tác dụng cố định dây trong ổ cắm, dây chuyền này có thể tạo ra với số lượng 480 chiếc mỗi phút.

Với doanh số hàng triệu sản phẩm, tuy nhiên nhà máy chỉ có khoảng 1.000 người làm việc. Theo đại diện hãng, con người phần lớn làm những khâu như kiểm tra sản phẩm lỗi, bảo trì.

Một robot phụ trách di chuyển các rổ chứa thành phẩm trong nhà máy. Panasonic cho biết sẽ mở rộng dây chuyền này sang Việt Nam. "Việt Nam được xác định là quốc gia trọng điểm và quan trọng nhất tại khối Asean trong việc mở rộng kinh doanh vật liệu điện toàn cầu", đại diện hãng nói.

Nhà máy Panasonic tại Bình Dương hiện chuyên sản xuất thiết bị nối dây và nhiều thiết bị khác cũng đang được mở rộng, dự kiến bắt đầu hoạt động đầu năm 2024. Trong 10 năm qua, công ty cũng đã đưa 25 nhân sự người Việt sang Nhật, đào tạo các chuyên môn về thiết kế sản phẩm, khuôn mẫu, bảo trì thiết bị và kiểm soát chất lượng.

Một robot phụ trách di chuyển các rổ chứa thành phẩm trong nhà máy. Panasonic cho biết sẽ mở rộng dây chuyền này sang Việt Nam. "Việt Nam được xác định là quốc gia trọng điểm và quan trọng nhất tại khối Asean trong việc mở rộng kinh doanh vật liệu điện toàn cầu", đại diện hãng nói.

Nhà máy Panasonic tại Bình Dương hiện chuyên sản xuất thiết bị nối dây và nhiều thiết bị khác cũng đang được mở rộng, dự kiến bắt đầu hoạt động đầu năm 2024. Trong 10 năm qua, công ty cũng đã đưa 25 nhân sự người Việt sang Nhật, đào tạo các chuyên môn về thiết kế sản phẩm, khuôn mẫu, bảo trì thiết bị và kiểm soát chất lượng.

Trong hình là một số sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam. Thiết bị nối dây của Panasonic hiện đứng thứ hai toàn cầu, dẫn đầu tại một số thị trường như Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Việt Nam, thống kê của hãng năm 2021 cho thấy các thiết bị này chiếm một nửa thị phần. Sản phẩm không nhắm đến phân khúc người dùng cuối, mà thường cung cấp cho các công trình lớn.

Theo đại diện hãng, việc mở rộng kết hợp dây chuyền sản xuất liền mạch từ nhà máy Tsu không chỉ nâng cao chất lượng sản xuất mà còn đáp ứng được nguồn cung cho thị trường Việt Nam liên tục tăng trưởng. Dự kiến nhà máy tại Việt Nam đạt công suất xấp xỉ 150 triệu đơn vị sản phẩm mỗi năm vào 2029.

Trong hình là một số sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam. Thiết bị nối dây của Panasonic hiện đứng thứ hai toàn cầu, dẫn đầu tại một số thị trường như Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Việt Nam, thống kê của hãng năm 2021 cho thấy các thiết bị này chiếm một nửa thị phần. Sản phẩm không nhắm đến phân khúc người dùng cuối, mà thường cung cấp cho các công trình lớn.

Theo đại diện hãng, việc mở rộng kết hợp dây chuyền sản xuất liền mạch từ nhà máy Tsu không chỉ nâng cao chất lượng sản xuất mà còn đáp ứng được nguồn cung cho thị trường Việt Nam liên tục tăng trưởng. Dự kiến nhà máy tại Việt Nam đạt công suất xấp xỉ 150 triệu đơn vị sản phẩm mỗi năm vào 2029.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm