Bất động sản

‘Điều không ngờ’ trong hệ thống nhà ở xã hội ‘đáng mơ ước’ của quốc gia Đông Nam Á: Hơn 25 tỷ đồng mới mua được căn hộ có hợp đồng thuê gần 100 năm


‘Điều không ngờ’ trong hệ thống nhà ở xã hội ‘đáng mơ ước’ của quốc gia Đông Nam Á: Hơn 25 tỷ đồng mới mua được căn hộ có hợp đồng thuê gần 100 năm- Ảnh 1.

6 thập kỷ trước, Singapore là một trong những thành phố nghèo nhất Đông Nam Á. 3 trên 4 người dân của quốc đảo này sống trong khu ổ chuột chật chội và kém vệ sinh với những ngôi nhà xiêu vẹo.

Giờ đây Singapore là một thành phố giàu có, hiện đại, với khoảng 1 nửa trong số 6 triệu dân sống trong các khu chung cư cao tầng chất lượng ổn định được chính phủ xây dựng. Những căn hộ này rộng rãi và rất thoáng mát, không như những dự án nhà ở xã hội thường thấy và hầu hết được người dân nước này sở hữu vì có mức ra cực kỳ phải chăng.

Dẫu vậy, 15 năm trôi qua, giá nhà ở xã hội trên thị trường thứ cấp đã tăng 80%. Tính đến đầu tháng 5, 54 căn hộ trong số đó đã được bán với giá 1,35 triệu SGD (1 triệu USD, tương đương 25,4 tỷ đồng). Những căn hộ này được rất nhiều người săn đón vì rộng rãi, vị trí đẹp và rẻ hơn so với chung cư do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng với diện tích tương tự.

Những căn hộ có giá cả triệu đô chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các giao dịch mua bán nhà. Song, người dân Singapore lo lắng về khả năng mua nhà ở một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Một số người cũng lo ngại rằng giá trị căn hộ của họ sẽ giảm vì nhà được bán với hợp đồng thuê 99 năm và sau đó sẽ phải trả cho chính phủ.

Nhà ở xã hội tại Singapore được quy hoạch thế nào?

Singapore bắt đầu xây dựng nhà ở xã hội vào cuối những năm 1940. Trong thập kỷ tiếp theo, quốc gia này xây dựng 20.000 căn hộ nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khoảng 1,6 triệu người. Sau khi Uỷ ban Nhà ở và Phát triển Singapore (HDB) được thành lập vào năm 1960, 31.000 căn hộ mới được xây dựng.

Năm 1964, chính phủ nước này ban hành Chương trình Sở hữu Nhà ở cho Người dân, là nền tảng trong chính sách nhà ở xã hội của Singapore.

‘Điều không ngờ’ trong hệ thống nhà ở xã hội ‘đáng mơ ước’ của quốc gia Đông Nam Á: Hơn 25 tỷ đồng mới mua được căn hộ có hợp đồng thuê gần 100 năm- Ảnh 2.

Một khu nhà ở xã hội của Singapore.

Vài năm sau, trong nỗ lực giúp nhiều người có khả năng sở hữu nhà, Singapore cho phép công dân sử dụng tiền tiết kiệm từ quỹ hưu trí của chính phủ để thanh toán trước và trả góp thế chấp hàng tháng khi mua nhà. Các chương trình khác nhằm hỗ trợ gia đình có thu nhập thấp cũng được ban hành. Đến năm 1985, hầu như mọi người dân Singapore đều có nhà.

HDB đã xây dựng hàng trăm nghìn căn hộ trong các dự án nhà ở xã hội. Các khu nhà này được quy hoạch kiểu “khu phố mới”, có đầy đủ tiện ích khép kín từ các nhà hàng, cửa hàng, trường học và cơ sở tôn giáo. Trung tâm khu phố thường có phòng khám, bến xe buýt, ga tàu điện ngầm hoặc trung tâm mua sắm.

Singapore xây dựng và bán nhiều căn hộ như thế này (được gọi là căn hộ HDB) để phù hợp với khả năng tài chính của các hộ gia đình. Các toà nhà có chiều cao khác nhau nhưng diện tích mỗi căn hộ thường từ 32m2 đến 130m2.

Các căn hộ được bố trí dọc theo một hành lang rộng, một mặt sàn thường có 6-8 căn để mọi người có thể giao tiếp với nhau dễ dàng. Tầng dưới cùng sẽ là “sàn trống”, là nơi sinh hoạt chung của cả toà nhà. Khuôn viên của các khu nhà này sạch sẽ và những khu nhà cũ thường xuyên được bảo trì.

Người dân được trợ cấp để mua nhà

Năm ngoái, chính phủ Singapore đã đưa ra thêm các khoản trợ cấp nhà ở hỗ trợ người mua nhà lần đầu và các gia đình trên thị trường thứ cấp. Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết một số người muốn mua căn nhà đầu tiên trên thị trường thứ cấp nhưng giá quá cao.

‘Điều không ngờ’ trong hệ thống nhà ở xã hội ‘đáng mơ ước’ của quốc gia Đông Nam Á: Hơn 25 tỷ đồng mới mua được căn hộ có hợp đồng thuê gần 100 năm- Ảnh 3.

Nội thất của một căn hộ thuộc khu nhà ở xã hội tại Singapore.

Để giải quyết tình trạng nhu cầu cao đối với các căn hộ ở vị trí thuận lợi, cựu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi năm ngoái cho biết chính phủ sẽ áp đặt các quy định mới đối với việc hạn chế hoạt động mua bán nhà và có hiệu lực vào nửa cuối năm nay. Chủ nhà chỉ có thể bán nhà sau khi sống ở đó được 10 năm. Ngoài ra, mức trần thu nhập với người mua trên thị trường thứ cấp cũng được áp dụng.

Chính phủ Singapore thường đề xuất các dự án mới và tổ chức các buổi bốc thăm cho người mua nhà. Đây là những căn hộ xây theo đơn đặt hàng (BTO) và nhu cầu thường vượt xa so với cung. Sau đó, các bên đặt hàng thành công có thể chọn vị trí và quy mô của các căn hộ tại các địa điểm được đề xuất. Dự án được khởi công khi có 70% người đăng ký mua. Năm ngoái, thời gia chờ trung bình cho 1 căn hộ hoàn thiện là 10 tháng.

‘Điều không ngờ’ trong hệ thống nhà ở xã hội ‘đáng mơ ước’ của quốc gia Đông Nam Á: Hơn 25 tỷ đồng mới mua được căn hộ có hợp đồng thuê gần 100 năm- Ảnh 4.

Sân chơi bên dưới của một khu chung cư.

Vì nhiều người Singapore sử dụng tiền tiết kiệm từ quỹ hưu trí của chính phủ đẻ mua nhà, nên rất ít người phải dùng đến tiền mặt. Tuy vào thu nhập, các hộ gia đình đủ điều kiện mua nhà lần đầu có thể nhận trợ cấp lên tới 80.000 SGD (60.000 USD). Một căn hộ 2 phòng ngủ ở phía tây Singapore có giá khoảng 202.000 SGD (150.000 USD).

Chính phủ Singapore áp dụng các quy định nghiêm ngặt đối với người đăng ký mua căn hộ BTO, cụ thể là các cặp đôi dị tính người Singapore đã kết hôn hoặc đính hôn, cặp vợ chồng đã có con, các cặp vợ chồng muốn sống cùng bố mẹ, các anh chị em mồ côi. Người mua các căn hộ này phải sống ở đó tối thiểu 5 năm trước khi bán.

Trong nhiều năm, Singapore không cho phép người độc thân mua những căn hộ này nhưng đã dần nới lỏng quy định. Ngoài ra, các khu nhà ở xã hội cũng phải đảm bảo sự cân bằng về chủng tộc, bao gồm người Hoa, Mã Lai và Ấn Độ.

Tham khảo NYT

Cùng chuyên mục

Đọc thêm