Nói ra điều này thật không dễ dàng, nhưng sự thật các nhân viên rất ghét những ý tưởng tổ chức Team-Building của lãnh đạo.
Tất nhiên, không phải do những ý tưởng đó không tốt, chỉ là họ quá mệt mỏi với những khuôn mẫu cũ rích. Đã có rất nhiều doanh nghiệp sau 50 lần thất bại mới có thể phát triển thành công Team-Building.
Để có thể tổ chức được các chương trình Team-Buiding, trước tiên các leader nên làm cho nhân viên cảm thấy hào hứng khi tham gia, bằng cách tạo ra những hoạt động độc đáo và hấp dẫn.
Team-Building là một hình thức gắn kết đội, nhóm, và các nhân viên trong công ty. Nên việc xây dựng hiệu quả chương trình này sẽ tạo được cho nhân viên một môi trường làm việc năng động hơn, thoải mái hơn, giúp họ có thể xây dựng nhiều mối quan hệ tại công sở. Ngoài ra, nó còn có thể “kích hoạt” lại tinh thần làm việc của nhân viên và cải thiện năng suất lao động.
Vì vậy, nếu nhân viên vẫn bỏ qua những ý tưởng tổ chức Team-Building của bạn, hãy thực hiện theo các cách này để xây dựng những hoạt động hấp dẫn nhân viên hơn:
1. Tìm hiểu những điều nhân viên không thích và lí do tại sao
Các doanh nghiệp hàng năm đều đều đặn tổ chức chương trình Team-Buiding cho nhân viên mà không hề quan tâm tới những cảm nhận của họ. Cứ năm này qua năm khác tổ chức các chương trình theo một khuôn mẫu sẵn, vô cùng nhàm chán và mệt mỏi. Hiếm thấy có doanh nghiệp nào đổi mới sáng tạo các chương trình, sự kiện ngoài trời cho nhân viên.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều nhân viên cho rằng những chương trình Team-Building là một sự chia rẽ, họ mệt mỏi và không hào hứng tham gia. Họ tìm mọi lí do để từ chối tham gia bất kỳ các hoạt động liên quan.
2. Xây dựng các hoạt động sáng tạo, tạo ra sự kết nối
Tất cả mọi người đều muốn làm việc trong một môi trường có những người mà họ thực sự thích. Trên thực tế, có tới 91% trong số 28.371 nhân viên văn phòng được khảo sát trong chương trình khảo sát “CultureIQ Company Culture Trends and Insights” năm 2017 cho biết họ có đồng nghiệp là bạn bè.
Vì vậy, để cải thiện tinh thần và động lực tham gia hoạt động nhóm, hãy xây dựng các kịch bản với những hoạt động kết nối tình bạn, ví dụ:
- Game days, một trò chơi đi tìm manh mối. Các nhân viên tham gia trò này phải làm việc cùng nhau để giải quyết mục tiêu chung, cùng hợp tác tạo ra những cộng sự để điều tra manh mối.
- Show and tell, một trò chơi cung cấp thông tin chi tiết về tính cách của từng nhân viên. Khi tham gia trò này, các nhân viên sẽ cùng nhớ lại quãng thời gian tuổi trẻ của họ. Những kỷ niệm là một cách kết nối tuyệt vời nhất.
- Scavenger Hunt, một trò chơi tìm đồ vật. Mọi người đều thích thử thách. Thêm vào đó, sự phấn khích trong quá trình truy tìm kho bái theo những bản đồ có sẵn sẽ khiến cho mọi người thích thú, vui vẻ tạo được những kỷ niệm đáng nhớ.
- Tự sáng tạo ra những trò chơi riêng phù hợp với văn hóa giá trị của từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Team-Buiding tạo cơ hội cho nhân viên được giải trí nhưng vẫn nên giúp họ nhận thức được các mục đích đằng sau những trò chơi mà họ đang tham gia. Dưới đây là một số trò chơi kết hợp của các công ty đã tổ chức cho nhân viên của họ. Những trò chơi này vừa giúp nhân viên có thể vui vẻ thoải mái vừa khuyến khích được tinh thần làm việc nhóm:
- Facebook đã tạo ra một trò chơi gián điệp ngoài trời, các nhân viên tham gia trò này phải giải quyết các manh mối như một thám tử để “giải cứu” đồng nghiệp hoặc một đối tượng đã bị “bắt cóc” trước đó.
- Lyft đã “bỏ rơi’ nhân viên của họ trên một hòn đảo tư nhân ở San Francisco. Các nhân viên sẽ tự tạo ra các thiết bị để liên lạc với mọi người trên đất liền để được giải cứu.
- Chipotle và Amazon hợp tác với các viện bảo tàng địa phương để thực hiện các tour du lịch riêng dành cho nhân viên.
Nếu những lựa chọn này không phù hợp, bạn có thể xây dựng các hoạt động nhóm xoay quanh những sở thích của các nhân viên. Hoặc tổ chức những chương trình tình nguyện, thiện nguyện vừa giúp ích cho cộng đồng vừa tạo dựng được sự kết nối.
Cuối cùng, không có gì tuyệt vời hơn khi những người lao động được đi picnic, tham gia các tour du lịch do công ty tổ chức cùng những người thân trong gia đình.
3. Luôn ghi nhận những phản hồi của nhân viên một cách vui vẻ và hóm hỉnh
Khi những hoạt động nhóm kết thúc mọi người quay lại với những công việc hàng ngày, đừng quên ghi nhận những ý kiến phản hồi từ nhân viên.
Đây sẽ là một cơ hội rất tốt cho các lãnh đạo hiểu được mong muốn của từng nhân viên, biết được họ thích gì và những điều gì họ không quan tâm. Nhờ vậy, những sự kiện của năm tới sẽ được thay đổi sáng tạo phù hợp với nhu cầu của nhân viên hơn.
Ngoài ra, hãy xem xét việc tạo ra một “Ủy ban liên kết” để giúp xây dựng các sự kiện của công ty. Hoặc doanh nghiệp có thể lên kế hoạch tổ chức một bữa ăn tối do công ty tài trợ cho các nhân viên có thể tham gia thảo luận trực tiếp để xây dung kịch bản Team-Building cho chính họ. Đây sẽ là một lựa chọn khôn ngoan cho các lãnh đạo, khi họ vừa có được những ý tưởng mới, vừa tạo được sự gắn kết nhân viên với nhau.
Khi nhân viên trò chuyện, thảo luận cùng nhau sẽ tạo được sự kết nối, những kỷ niệm vui vẻ với nhau. Những hoạt động như vậy chính là cách thành công nhất để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cải thiện tinh thần nhân viên và tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.
Bạn là Lãnh đạo, bạn đang làm gì để giữ lửa cho nhân viên của công ty? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại ý kiến!