Kỹ năng sống

Sai lầm khiến người trẻ quản lý tài chính kém hiệu quả

Lấy nhau hơn nửa năm, vợ chồng Bích Ngọc (TP HCM) chưa bao giờ nghĩ phải dè xẻn chi tiêu. Mỗi tháng, hai người sau khi nhận lương sẽ cùng nhau góp lại trả tiền nhà, điện nước, chi phí sinh hoạt... Còn dư lại bao nhiêu thì hao vợ chồng tùy ý mua sắm, ăn uống thoải thích, không chú trọng để dành tích cóp. Mọi thứ trở nên khó khăn khi tháng 10 năm ngoái chồng bị công ty sa thải, Ngọc trở thành trụ cột kinh tế trong nhà. Để tăng thu nhập, cô nhận thêm nhiều dự án ở công ty. Mọi chi tiêu, sinh hoạt gia đình và hai bên họ hàng đè nặng lên đôi vai người vợ trẻ khiến cô mệt mỏi.

"Tôi nghĩ mình mới cưới, không phải vội ở vấn đề quản lý tiền bạc, hai vợ chồng kiếm được đồng nào thì xào đồng đó, chưa nghĩ đến nhiều sự cố phát sinh như hiện nay. Kế hoạch có con cũng gác lại", cô gái 26 tuổi tâm sự.

Tiết kiệm là phương pháp dễ thực hiện để tạo ra an toàn tài chính. Ảnh: Freepik

Tiết kiệm là phương pháp dễ thực hiện để tạo ra an toàn tài chính. Ảnh: Freepik

Minh Như, 27 tuổi, làm việc tại một công ty truyền thông tại quận Phú Nhuận, TP HCM với mức lương hơn 20 triệu đồng. Ngoài công việc chính, cô còn đầu tư kênh tiền số. Thông qua bạn bè giới thiệu, chỉ cần nạp tiền và ủy thác, mỗi tháng cô gái kiếm lời hơn chục triệu.

Nhận thấy kênh đầu tư dễ ăn, đang ngủ cũng có thể kiếm tiền, cô tăng mức vốn lên 5 rồi 10 triệu, tức 50% thu nhập chính. Song đợt downtrend (xu hướng giảm) vừa qua đã khiến bạn trẻ này "bay" đi vài chục triệu đồng.

"Tôi dường như tay ngang, cũng chẳng tìm hiểu rõ kênh đầu tư này mà chỉ nghe lời bạn bè, kết quả ôm nợ gần 100 triệu đồng. Giấc mơ tự mở quán cà phê cũng tan biến", Như nói.

Theo chuyên gia tài chính độc lập Phan Dũng Khánh, các trường hợp nêu trên của vợ chồng Bích Ngọc, Minh Như là kết quả từ việc chưa hoạch định kế hoạch tài chính bản thân. Quản lý chi tiêu hiện là chủ đề được thế hệ mới lớn quan tâm nhiều hiện nay. Rào cản của việc lập kế hoạch tài chính nằm ở thói quen tiêu dùng "vung tay quá trán", hoạch định ngân sách cá nhân không xuyên suốt và thiếu kinh nghiệm đầu tư.

Vì vậy chuyên gia này cho rằng lập kế hoạch tài chính là việc nên làm và phải thực hiện dài hạn. Nếu không, khi gặp sự cố như ốm đau, thất nghiệp, không có nguồn quỹ khẩn cấp, chúng ta dễ rơi vào khủng hoảng. Đồng thời, người trẻ hiện nay ngoài công việc chính nên làm thêm nhiều đầu việc hoặc đầu tư để tăng thu nhập.

"Việc đầu tư vào các kênh cần nghiên cứu kỹ càng, vừa phải với khả năng bản thân, sử dụng đòn bẩy tài chính cân đối để tránh nợ", chuyên gia Khánh nói.

Đồng quan điểm với ông Khánh, chuyên gia Lâm Minh Chánh cho rằng mọi người sử dụng tiền theo thói quen chứ không được dạy môn tài chính cá nhân ở trường lớp. Làm được bao nhiêu thì tiêu xài bấy nhiêu, cùng tâm lý đến già thì con cháu, nhà nước nuôi, khiến không ít người chưa có kế hoạch tài chính tốt.

"Hoạch định tương lai tài chính rõ ràng giúp người trẻ xây dựng quỹ dự phòng, xoay xở được trong mọi biến động", ông Chánh đưa lời khuyên.

Chuyên gia Lâm Minh Chánh (trái) và chuyên gia Phan Dũng Khánh (phải). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuyên gia Lâm Minh Chánh (trái) và chuyên gia Phan Dũng Khánh (phải). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các chuyên gia lo ngại nhiều người trẻ năng lực kiếm tiền còn hạn chế nhưng lại sa đà mua sắm, du lịch khiến cán cân thu chi không cân bằng, dễ rơi vào trạng thái "rỗng ví". Để quản lý chi tiêu hiệu quả, chuyên gia Dũng Khánh cho rằng cần lập kế hoạch tài chính theo nguyên tắc chi ít hơn thu, lên danh sách những khoản chi cần thiết như tiền nhà, ăn uống, còn lại gửi tiết kiệm, hạn chế mua sắm.

"Nền tảng xuất phát, nguồn vốn và mục tiêu khác nhau, nên không có công thức quản lý tiền bạc nào áp dụng chung cho mọi người. Vì vậy, mỗi cá nhân cần nghiên cứu, học hỏi để tìm ra phương pháp riêng", ông Khánh nhận định.

Những kiến thức, cách vận dụng các phương pháp về xây dựng kế hoạch tài chính bản thân sẽ được chuyên gia phân tích chi tiết tại chuyên đề "Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả", phát sóng trên nền tảng eBox, diễn ra từ ngày 29-31/3.

Trong mỗi buổi, độc giả có thể tìm hiểu cách sử dụng các công cụ và kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính cá nhân, từ tìm kiếm các nguồn thu nhập đến giảm thiểu các chi phí không cần thiết và đầu tư một cách thông minh. Người tham gia có thể đặt câu hỏi trực tiếp và nhận tư vấn từ các chuyên gia trong buổi livestreaming Q&A.

Mức giá ưu đãi 159.000 đồng đang được áp dụng với 300 người đăng ký sớm nhất trước khi chuyển sang mức giá cao hơn kể từ ngày 14/3.

Đăng ký vé ưu đãi eBox tại đây.

Hoàng Khả

Cùng chuyên mục

Đọc thêm