Kinh doanh

Quy mô kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TPHCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ

Tóm tắt:

Tại Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Trung ương đã thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.

Một trong những mục tiêu quan trọng của việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh là nhằm mở rộng không gian phát triển, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng địa phương.

Dựa trên dữ liệu thống kê sơ bộ năm 2023 của Cục Thống kê, VietNamNet đã tính toán sơ bộ mức độ thay đổi quy mô kinh tế của các tỉnh, thành phố sau sáp nhập.

TPHCM là đầu tàu kinh tế của cả nước. Quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2023 của TPHCM (bao gồm cả GRDP của Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) đạt trên 2,5 triệu tỷ đồng, gấp khoảng 2 lần GRDP của Hà Nội, đồng thời chiếm 24% GDP cả nước.

Hà Nội xếp thứ hai với GRDP đạt khoảng 1,29 triệu tỷ đồng.

Như vậy, Hà Nội và TPHCM là hai địa phương duy nhất trên cả nước có quy mô GRDP vượt mốc 1 triệu tỷ đồng trong năm 2023.

Các tỉnh, thành phố có GRDP đạt từ 300.000 đến 600.000 tỷ đồng (sau khi được cộng gộp theo phương án sáp nhập tại Nghị quyết 60) gồm: TP Hải Phòng đạt 582.976 tỷ đồng; Đồng Nai đạt 548.726 tỷ đồng; Bắc Ninh đạt gần 401.510 tỷ đồng; Phú Thọ và Quảng Ninh lần lượt đạt 318.200 tỷ đồng và 313.595 tỷ đồng.

Có thể thấy, với sự hợp nhất Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình, thì tỉnh Phú Thọ (mới) có tiềm lực kinh tế rất đáng chú ý.

Các tỉnh có quy mô GRDP dưới 100.000 tỷ đồng bao gồm: Tuyên Quang, TP Huế, Sơn La, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu và Cao Bằng. Trong đó, Cao Bằng là địa phương có GRDP thấp nhất cả nước, chỉ đạt xấp xỉ 22.254 tỷ đồng.

Các tỉnh, thành phố còn lại đều có GRDP dao động từ 100.000 tỷ đồng đến dưới 300.000 tỷ đồng.

Xét về thu ngân sách nội địa năm 2023, TPHCM tiếp tục dẫn đầu với mức thu đạt 395.110 tỷ đồng. Hà Nội xếp thứ hai với 381.449 tỷ đồng.

Trong top 10 tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách nội địa cao nhất năm 2023, ngoài TPHCM và Hà Nội, còn có: TP Hải Phòng (63.164 tỷ đồng), Đồng Nai (51.403 tỷ đồng), Đà Nẵng (39.862 tỷ đồng), Quảng Ninh (39.207 tỷ đồng), Hưng Yên (xấp xỉ 38.939 tỷ đồng), Phú Thọ (38.505 tỷ đồng), Bắc Ninh (gần 37.812 tỷ đồng) và Ninh Bình (36.609 tỷ đồng).

Ngoài ra, trong năm 2023 có 15 tỉnh, thành phố đạt mức thu ngân sách nội địa từ 10.000 đến 30.000 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2023, có 9 tỉnh có mức thu ngân sách nội địa dưới 10.000 tỷ đồng, bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Cà Mau, Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên và Cao Bằng. Đáng chú ý, Cao Bằng tiếp tục là địa phương có mức thu ngân sách nội địa thấp nhất cả nước, chỉ đạt gần 1.311 tỷ đồng.

Trong nhóm này, ngoại trừ Quảng Trị, Tuyên Quang và Cà Mau thuộc diện sáp nhập, các tỉnh còn lại không nằm trong danh sách sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong năm 2023, cả nước có 9 tỉnh, thành phố có vốn FDI đăng ký đầu tư đạt trên 1 tỷ USD (theo số liệu sơ bộ). Trong đó, TPHCM tiếp tục dẫn đầu với hơn 8 tỷ USD, xếp sau là Hải Phòng với khoảng 4,93 tỷ USD. 

Khánh Hòa ghi nhận vốn FDI đăng ký gần 4,08 tỷ USD; Hưng Yên đạt 3,63 tỷ USD; Bắc Ninh đạt 2,34 tỷ USD. Các tỉnh Lâm Đồng, Nghệ An và Đồng Nai có vốn FDI đăng ký lần lượt là 1,34 tỷ USD, 1,33 tỷ USD và 1,2 tỷ USD.

Nhiều địa phương khác có mức vốn FDI đăng ký đầu tư dao động từ 1 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Cá biệt có tỉnh không thu hút được dự án FDI nào.

(Bài viết sử dụng dữ liệu từ Tư liệu Kinh tế - Xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2019-2023; số liệu trong Niên giám thống kê năm 2023 của Cục Thống kê; số liệu thu ngân sách của tỉnh Hải Dương cung cấp và Hải Phòng công bố).

* Trong bài viết, dữ liệu của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau sáp nhập) được cộng gộp với các tỉnh theo sắp xếp sáp nhập tại Nghị quyết 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa 13.

Ba tỉnh sáp nhập thành tỉnh lớn nhất cả nước: Kinh tế có gì đáng chú ý?

Ba tỉnh sáp nhập thành tỉnh lớn nhất cả nước: Kinh tế có gì đáng chú ý?

Sau khi Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sáp nhập sẽ trở thành tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn nhất ở nước ta. Vậy, trước khi “về chung nhà”, kinh tế của các tỉnh này có gì đặc biệt?
Sau sáp nhập, 6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào?

Sau sáp nhập, 6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào?

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố, nước ta sẽ có 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trước khi sáp nhập, 6 thành phố này chiếm gần 50% GDP cả nước và đóng góp khoảng 62% vào ngân sách quốc gia.
Đo khoảng cách kinh tế của Đồng Nai và Bình Phước trước khi sáp nhập

Đo khoảng cách kinh tế của Đồng Nai và Bình Phước trước khi sáp nhập

Trước khi sáp nhập tỉnh, cả Đồng Nai và Bình Phước đều là những địa phương phát triển mạnh về sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt, kinh tế Đồng Nai đạt được những con số ấn tượng trong những năm gần đây.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Quốc đảo Tuvalu vừa có máy rút tiền ATM

Ngày 15/4 vừa qua đánh dấu một cột mốc lịch sử đối với quốc đảo Tuvalu - một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới, khi nước này chính thức đưa vào vận hành những cây ATM đầu tiên. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa về công nghệ tài chính mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho hơn 11.000 người dân địa phương.

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life bị xử phạt, lỗ triền miên

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam bị phạt vì tài liệu minh họa bán hàng không rõ ràng, chính xác và không tuân thủ quy tắc điều khoản của sản phẩm bảo hiểm với mức xử phạt 130 triệu đồng. Tính đến 31/12/2024, lỗ luỹ kế của công ty này gần 6.365 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu là hơn 11.580 tỷ đồng.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng muốn kiến tạo Cần Giờ thành “kỳ quan đô thị chưa từng có”

Phát biểu tại Lễ khởi công dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải đánh giá dự án đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là một công trình trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tương lai phát triển của thành phố.

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan soạn thảo đề xuất chính sách mới về quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm.

5 không khi uống bia

Bia có những tác dụng nhất định với sức khỏe nhưng uống khi đói, uống 4-5 cốc trong vòng 2 giờ… sẽ gây hại cho cơ thể.

Tin xem nhiều