Công nghệ

Nga siết chặt sử dụng Microsoft và Zoom để thúc đẩy công nghệ nội địa

Theo TechRadar, chính quyền Nga vừa tuyên bố sẽ thắt chặt hoạt động của các dịch vụ công nghệ đến từ phương Tây như Microsoft và Zoom, trong bối cảnh các nền tảng này vẫn đang được sử dụng phổ biến bất chấp các tuyên bố rút lui khỏi thị trường Nga từ năm 2022. Động thái này nhằm thúc đẩy các giải pháp phần mềm nội địa và giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài.

Phát biểu trong một cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp, một số ý kiến cho rằng việc người dùng và doanh nghiệp Nga tiếp tục sử dụng Microsoft và Zoom đang làm chậm tiến trình phát triển các sản phẩm công nghệ trong nước. Các dịch vụ này dù đã ngừng cung cấp sản phẩm mới hoặc giới hạn khả năng truy cập tại Nga, vẫn hoạt động gián tiếp thông qua nhiều phương thức và mang lại lợi nhuận lớn.

Chính phủ Nga cấm dần Microsoft và Zoom - Ảnh 1.

MyOffice (МойОфис) - một ứng dụng do Nga phát triển có thể sẽ là giải pháp thay thế trong tương lai cho người dùng tại đất nước này

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH DIGITAL RUSSIA

Theo các nguồn tin trong nước, các doanh nghiệp nội địa ước tính thiệt hại hàng tỉ rúp mỗi năm do sự cạnh tranh không cân bằng từ các nền tảng ngoại. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cho rằng các sản phẩm trong nước chưa thể cạnh tranh về chất lượng và tính ổn định, dẫn đến sự phụ thuộc kéo dài vào phần mềm ngoại nhập.

Chính phủ Nga đã nhiều lần tuyên bố ưu tiên phát triển hệ sinh thái công nghệ nội địa. Việc siết chặt hoạt động của các nền tảng như Microsoft và Zoom được xem là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm tái cấu trúc ngành công nghệ thông tin, đồng thời khuyến khích người dùng chuyển sang sử dụng phần mềm trong nước.

Zoom ngừng cung cấp dịch vụ cho tổ chức thuộc chính phủ Nga từ cuối năm 2022 và ngừng cấp phép mới cho người dùng trong nước này. Trong khi đó, Microsoft ngừng bán sản phẩm mới kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra, nhưng phần mềm của hãng vẫn được sử dụng thông qua các giấy phép cũ và phương thức không chính thức.

Việc hạn chế các nền tảng công nghệ phương Tây dự kiến sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, giới chức Nga khẳng định sẽ đầu tư mạnh hơn cho các dự án phát triển phần mềm nội địa, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và dần thay thế các giải pháp ngoại nhập.

Các tin khác

Tặng hàng chục triệu gigabit, Viettel đẩy nhanh tiến độ phổ cập 5G

Từ ngày 26/5 đến 1/6/2025, Viettel tặng 6GB data miễn phí dành cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 5G nhưng chưa truy cập mạng 5G từ tháng 4/2025 đến trước thời điểm đăng ký. Chương trình nhằm khuyến khích người dân “bật 5G” để trải nghiệm công nghệ mới và nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của 5G trong đời sống số.

Chuyên gia nói gì về đề xuất vay vốn của VinSpeed cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Đề xuất vay 80% vốn đầu tư không lãi suất trong 35 năm để thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam của VinSpeed đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều. Nhìn từ góc độ tài chính công, chiến lược hạ tầng và bài toán phát triển công nghiệp dài hạn, giới chuyên gia cho rằng đây là một cách tiếp cận đáng cân nhắc.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (28/5), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 118 triệu đồng/lượng và người mua lỗ ngay hơn 5 triệu đồng/lượng tính từ đầu tuần.

Gần 65% doanh nghiệp Việt chưa chuẩn bị tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Khảo sát của VCCI cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có định hướng rõ ràng khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với 64,7% doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị. Chỉ có khoảng 15,3% doanh nghiệp có chiến lược tổng thể dài hạn. Khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình, gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng và tiêu chuẩn kỹ thuật.