Doanh nghiệp

"Quỹ nhà ở nên có thu - có chi, lãi suất bằng nửa mức thị trường"

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đang xem xét thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Trong đó, nhiều cơ chế đột phá, đặc thù được đưa ra, như: cắt giảm một loạt thủ tục hành chính; để chủ đầu tư tự quyết định giá bán; mở rộng đối tượng hưởng chính sách; thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia... 

Dự kiến, nghị quyết sẽ được Quốc hội thông qua vào chiều 29.5 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

'Quỹ nhà ở nên có thu - có chi, lãi suất bằng nửa mức thị trường'- Ảnh 1.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực phát biểu tại sự kiện

ẢNH: NĐT

Tại hội thảo "Đầu tư phát triển nhà ở xã hội: Bối cảnh mới, cơ hội mới" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức chiều 27.5, tại Hà Nội, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, phân tích Việt Nam chưa có quỹ chuyên biệt để hỗ trợ phát triển nhà ở cấp quốc gia.

Đây là một nguyên nhân khiến nguồn cung nhà ở xã hội còn rất hạn chế (ngoài những nguyên nhân như quy trình, thủ tục, giá nhà ở tăng cao…).

Với việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia, Nhà nước cần khẳng định vai trò dẫn dắt, kiến tạo trong mọi hoạt động như tạo lập nguồn vốn, định hướng hoạt động, quản lý quỹ…

"Nên xem xét giao cho một bộ chủ trì việc quản lý và sử dụng quỹ, có thể là Bộ Tài chính hoặc Bộ Xây dựng. Chính phủ đóng vai trò giám sát, kiểm tra hoạt động quỹ hoặc ủy thác cho một cơ quan có tính độc lập tương đối", ông Lực nói.

Ở khía cạnh tạo lập nguồn vốn cho quỹ, vị chuyên gia nhấn mạnh, phải làm rõ một số nguồn vốn nêu tại dự thảo nghị quyết như nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp tự nguyện, nguồn từ bán tài sản công, nguồn khác…

Ngoài ra, nên bổ sung 2 nguồn vốn khác là khoản đóng góp từ đối tượng thụ hưởng chính sách và từ hoạt động có thu của quỹ (tương tự như Singapore, Hàn Quốc).

Cấu trúc nguồn vốn có thể là 30 - 35% từ ngân sách nhà nước và từ hoạt động của quỹ; 40% từ đóng góp của người thụ hưởng và doanh nghiệp; 20% từ thu tiền giá trị tương đương quỹ đất nhà ở xã hội; 5 - 10% từ các nguồn khác (bán tài sản công…).

"Cách thức hoạt động của quỹ nên theo mô hình có thu - có chi, không phải vì lợi nhuận nhưng đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp chi phí", ông Lực nói.

Lãi suất cho vay nên bằng 50 - 60% lãi suất bình quân

Trong giai đoạn đầu, theo ông Lực, quỹ nên ưu tiên hỗ trợ các hoạt động như: hỗ trợ giải phóng mặt bằng; cấp bù lãi suất cho các ngân hàng triển khai chính sách; cho vay trực tiếp; bảo lãnh vay vốn… 

Đây là các chính sách có thể thực hiện ngay, rất thiết thực, hỗ trợ cả nguồn cung và nhu cầu.

'Quỹ nhà ở nên có thu - có chi, lãi suất bằng nửa mức thị trường'- Ảnh 2.

Ông Vũ Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Viconship, cho rằng tiến trình thủ tục mới điều mà các doanh nghiệp quan tâm hơn cả

ẢNH: NĐT

"Lãi suất cho vay nên cố định trong toàn bộ thời gian vay hoặc quy định bằng 50 - 60% lãi suất bình quân thị trường. Thời gian cho vay nên cân nhắc dài hơn so với quy định hiện hành tại Nghị định 100/2024/NĐ-CP để giảm áp lực tài chính đối với doanh nghiệp, người dân.

Trường hợp cho vay qua ngân hàng thương mại thì cần có cơ chế, quy trình rõ ràng, có cấp bù lãi suất và nên quyết toán theo nửa năm để tạo động lực triển khai", ông Lực nhấn mạnh. 

Theo ông Trần Anh Thắng, Phó tổng giám đốc Eximbank, đối với cho vay người mua nhà ở xã hội, hiện có gói 145.000 tỉ đồng. Eximbank không đăng ký gói này nhưng đang triển khai cấp hạn mức tín dụng cho các dự án trên 5.000 tỉ đồng và đã giải ngân khoảng gần 1.100 tỉ đồng cho các dự án nhà ở xã hội.

"Các ngân hàng thương mại đang song hành cùng những chủ trương của Chính phủ trong việc hỗ trợ lãi suất, cho vay. Người mua nhà muốn vay mua nhà với lãi suất 2 - 3%, mức lãi suất này về cơ bản ngân hàng đáp ứng được nhưng không cho vay được nhiều", ông Thắng nói.

Phó tổng giám đốc Eximbank đề xuất, Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế tín dụng riêng khi các ngân hàng tham gia cho vay dự án nhà ở xã hội.

Ông Vũ Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Viconship, nhìn nhận Quỹ Nhà ở quốc gia có thể hiểu là quỹ vận hành qua nguồn vốn ngân sách nhà nước đóng góp một phần, các nhà đầu tư, cộng đồng đóng góp một phần. 

Giải pháp về mặt tài chính chưa phải bức thiết. Tiến trình thủ tục mới là điều mà các doanh nghiệp quan tâm, ảnh hưởng tiến độ dự án.

"Dự thảo đã nêu một số điểm cải thiện được, đặc biệt là khâu chỉ định thầu cho một số chủ đầu tư triển khai nhà ở xã hội. Ngoài ra, bước rút ngắn lập thẩm định phê duyệt dự án cũng là điểm mấu chốt mà hầu hết chủ đầu tư bất động sản mong đợi", ông Dũng nói. 

Các tin khác

Tặng hàng chục triệu gigabit, Viettel đẩy nhanh tiến độ phổ cập 5G

Từ ngày 26/5 đến 1/6/2025, Viettel tặng 6GB data miễn phí dành cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 5G nhưng chưa truy cập mạng 5G từ tháng 4/2025 đến trước thời điểm đăng ký. Chương trình nhằm khuyến khích người dân “bật 5G” để trải nghiệm công nghệ mới và nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của 5G trong đời sống số.

Chuyên gia nói gì về đề xuất vay vốn của VinSpeed cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Đề xuất vay 80% vốn đầu tư không lãi suất trong 35 năm để thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam của VinSpeed đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều. Nhìn từ góc độ tài chính công, chiến lược hạ tầng và bài toán phát triển công nghiệp dài hạn, giới chuyên gia cho rằng đây là một cách tiếp cận đáng cân nhắc.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (28/5), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 118 triệu đồng/lượng và người mua lỗ ngay hơn 5 triệu đồng/lượng tính từ đầu tuần.

Gần 65% doanh nghiệp Việt chưa chuẩn bị tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Khảo sát của VCCI cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có định hướng rõ ràng khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với 64,7% doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị. Chỉ có khoảng 15,3% doanh nghiệp có chiến lược tổng thể dài hạn. Khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình, gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng và tiêu chuẩn kỹ thuật.