Doanh nghiệp

​​Vietjet cùng nhiều tập đoàn tham gia diễn đàn lãnh đạo Việt - Pháp

Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp, ngày 26/5 tại Hà Nội, nhân dịp chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Patrick Martin, Chủ tịch Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), nhấn mạnh tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam và khu vực ASEAN. Ông đánh giá Việt Nam là hình mẫu tiêu biểu của một nền kinh tế mở, đã ký được hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu. Việt Nam đang thể hiện rõ năng lực hội nhập toàn cầu sâu rộng, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như an ninh năng lượng, chống biến đổi khí hậu và phát triển hạ tầng giao thông... đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp Pháp.

Toàn cảnh sự kiện Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp. Ảnh: Vietjet

Toàn cảnh sự kiện Diễn đàn Lãnh đạo Việt Nam - Pháp. Ảnh: Tài Nguyễn

Lãnh đạo MEDEF cũng chia sẻ rằng chỉ vài ngày trước, Tổng thống Emmanuel Macron đã có buổi gặp gỡ với cộng đồng doanh nghiệp Pháp. Tại đây, ông khẳng định cam kết tạo dựng môi trường đầu tư cởi mở và sẵn sàng đồng hành cùng các nhà đầu tư quốc tế.

Tại sự kiện, gần 50 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Pháp đã cùng tham gia thảo luận. Nội dung tập trung vào nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước như giao thông, năng lượng, phát triển đô thị, hàng không, dịch vụ, ẩm thực và giáo dục... những ngành đang và sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.

Ông Patrick Martin , Chủ tịch MEDEF (thứ hai từ phải sang) phát biểu khai mạc sự kiện. Ảnh: Vietjet

Ông Patrick Martin, Chủ tịch MEDEF (thứ hai từ phải sang) phát biểu khai mạc sự kiện. Ảnh: Tài Nguyễn

Đại diện cho lĩnh vực hàng không, Phó tổng giám đốc Vietjet, ông Tô Việt Thắng nhấn mạnh vai trò tiên phong của hãng trong việc đổi mới thị trường. Hãng đã phát triển khai thác đội tàu bay mới, hiện đại với 117 tàu bay Airbus. "Chúng tôi luôn trân trọng và cảm ơn tập đoàn Airbus đã sản xuất tàu bay chất lượng, để giúp Vietjet hiện thực hóa giấc mơ bay cho hơn 210 triệu lượt khách hàng", ông Thắng nói.

Vietjet không chỉ là đối tác đặt mua hàng trăm tàu bay từ Airbus, mà còn hợp tác nghiên cứu, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực hàng không. Một trong những dự án tiêu biểu là Học viện Hàng không Vietjet tại TP HCM, với cơ sở vật chất hiện đại cùng các chương trình huấn luyện phi công, tiếp viên, kỹ sư, thợ máy và điều phái bay. Mô hình này giúp đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của hãng lẫn toàn ngành. Các tập đoàn hàng không toàn cầu của Pháp đã đồng hành cùng Vietjet trong suốt thời gian qua, thông qua nhiều hợp đồng hợp tác trị giá hàng tỷ USD.

Đại diện các doanh nghiệp tham gia sự kiện. Ảnh: Vietjet

Đại diện các doanh nghiệp tham gia sự kiện. Ảnh: Vietjet

Ông Thắng cho biết thêm, năm 2021 Chính phủ Pháp đã trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh cho Chủ tịch Vietjet, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo. "Đây là sự ghi nhận trang trọng đối với những đóng góp nổi bật của bà trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa và phát triển giữa hai nước. Những nỗ lực đó đã để lại dấu ấn sâu đậm trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và châu Âu, đặc biệt là với Cộng hòa Pháp", ông Thắng cho biết.

Phó tổng giám đốc Vietjet (giữa) chia sẻ về hợp tác hiệu quả của Vietjet với các doanh nghiệp Pháp. Ảnh: Vietjet

Phó tổng giám đốc Vietjet (giữa) chia sẻ về hợp tác hiệu quả của Vietjet với các doanh nghiệp Pháp. Ảnh: Tài Nguyễn

Vietjet hiện là đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp lớn như Airbus, Safran, CFM International, Open Airlines... về hàng không, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Tổng giá trị các hợp đồng đặt mua tàu bay và động cơ của Vietjet với các đối tác lên tới hơn 42 tỷ USD, với 243 tàu bay đã đặt hàng. Trong thời gian tới, hãng bay mong muốn tiếp tục hợp tác cùng các doanh nghiệp Pháp trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, kinh tế số, công nghệ hàng không, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy tăng trưởng xanh, dịch vụ và du lịch...

Cũng tại diễn đàn, Chủ tịch FPT ông Trương Gia Bình, chia sẻ mong muốn đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo tiếng Pháp trong các trường học tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp Pháp quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ trên các kênh truyền thông lớn. Bên cạnh đó, lãnh đạo tập đoàn FPT cũng chia sẻ thông tin về các lĩnh vực đang hợp tác cùng doanh nghiệp Pháp và chia sẻ mong muốn mở rộng hơn trong tương lai.

Diễn đàn Lãnh đạo Việt - Pháp được xem là dấu mốc quan trọng trong tiến trình tăng cường quan hệ hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Sự kiện góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nền kinh tế và khu vực, toàn cầu.

Các tin khác

Tặng hàng chục triệu gigabit, Viettel đẩy nhanh tiến độ phổ cập 5G

Từ ngày 26/5 đến 1/6/2025, Viettel tặng 6GB data miễn phí dành cho khách hàng đang sử dụng điện thoại 5G nhưng chưa truy cập mạng 5G từ tháng 4/2025 đến trước thời điểm đăng ký. Chương trình nhằm khuyến khích người dân “bật 5G” để trải nghiệm công nghệ mới và nâng cao nhận thức về lợi ích thiết thực của 5G trong đời sống số.

Chuyên gia nói gì về đề xuất vay vốn của VinSpeed cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Đề xuất vay 80% vốn đầu tư không lãi suất trong 35 năm để thực hiện tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam của VinSpeed đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều. Nhìn từ góc độ tài chính công, chiến lược hạ tầng và bài toán phát triển công nghiệp dài hạn, giới chuyên gia cho rằng đây là một cách tiếp cận đáng cân nhắc.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (28/5), giá vàng trong nước tiếp đà giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 118 triệu đồng/lượng và người mua lỗ ngay hơn 5 triệu đồng/lượng tính từ đầu tuần.

Gần 65% doanh nghiệp Việt chưa chuẩn bị tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Khảo sát của VCCI cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có định hướng rõ ràng khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, với 64,7% doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị. Chỉ có khoảng 15,3% doanh nghiệp có chiến lược tổng thể dài hạn. Khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tác khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình, gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về thời gian giao hàng và tiêu chuẩn kỹ thuật.