Bất động sản

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 1.

Quãng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau là thời điểm người Việt chi tiêu, mua sắm nhiều nhất trong một năm vì đây là giai đoạn chuẩn bị Tết nguyên đán. Các cửa hàng trên các con phố cũng chứng kiến hiện tượng tấp nập người ra vào.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi trong tình trạng trả mặt bằng nhà phố có xu hướng gia tăng trong tháng 12 năm nay. Nhiều mặt bằng trên một số tuyến phố nổi tiếng với nhiều cửa hàng như Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Thái Hà, Kim Mã là rơi vào cảnh bỏ trống khi không có khách thuê.

Những cửa hàng bị bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch

Phạm Ngọc Thạch nổi tiếng tại Hà Nội là tuyến phố chuyên có những cửa hàng bán mỹ phẩm, quần áo, giày dép nữ... có giá cả phải chăng, phong cách trẻ trung. Tuyến phố này cũng là một tụ điểm mua sắm được nhiều bạn trẻ nhớ tới khi muốn có đồ mới.

Theo khảo sát của chúng tôi trên Batdongsan.com , giá thuê mặt bằng tại phố Phạm Ngọc Thạch rơi vào khoảng 50 triệu đồng - 70 triệu đồng cho một mặt tiền 100m2. Những mặt bằng lớn hơn hoặc thuê nguyên căn thì có giá tiền cao hơn. Tuy nhiên, nhiều mặt bằng lại đang bị bỏ trống trên tuyến phố này, điều hiếm khi xảy ra.

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 2.

3 mặt tiền nằm sát nhau trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 3.

Mặt bằng bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 4.

Mặt bằng bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 5.

Mặt bằng bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 6.

Mặt bằng bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 7.

Mặt bằng bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 8.

Mặt bằng bỏ trống trên phố Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Việt Hưng

Một số tuyến phố như Chùa Bộc, Thái Hà, Kim Mã... cũng rơi vào tình trạng tương tự

Không chỉ riêng trên phố Phạm Ngọc Thạch, một số tuyến phố với nhiều cửa hàng buôn bán như Chùa Bộc, Thái Hà, Kim Mã... cũng xảy ra tình trạng tương tự. Theo quan sát của chúng tôi, trên đường Kim Mã có hơn 40 cửa hàng đóng cửa, treo biển cho thuê hoặc sang nhượng mặt bằng.

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 9.

Nhiều mặt bằng trống liên tiếp nằm trên đường Kim Mã

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 10.

Một mặt bằng bị trả trên phố Thái Hà. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 11.

Một bằng trống trên phố Chùa Bộc. Ảnh: Việt Hưng

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 12.

Một bằng trống trên phố Chùa Bộc. Ảnh: Việt Hưng.

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 13.

Một bằng trống trên phố Chùa Bộc. Ảnh: Việt Hưng.

Loạt thương hiệu tại Hà Nội đóng cửa, trả mặt bằng: Phố Phạm Ngọc Thạch, Kim Mã… ‘chi chít’ bảng cho thuê- Ảnh 14.

Một bằng trống trên phố Chùa Bộc. Ảnh: Việt Hưng.

Nguyên nhân đằng sau việc trả mặt bằng hàng loạt

Starbucks là thương hiệu cà phê đến từ Mỹ, đã có mặt ở Việt Nam 11 năm. Hiện, thương hiệu này đang có 125 cửa hàng (tính đến tháng 12/2024) tại 16 tỉnh thành, với hơn 1.200 nhân viên. Thương hiệu này thường chọn những mặt bằng đẹp, to, rộng, có vị trí đắc địa, dễ thấy, dễ nhìn... để đặt cửa hàng.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Starbuck cũng nổi lên với câu chuyện rời bỏ một mặt bằng "vàng" tại TP.HCM. Một vị đại diện của Starbuck có chia sẻ rằng những năm trở lại đây, hành vi tiêu dùng thay đổi rất nhiều. Trong đó, nếu ngày xưa vị trí đắc địa đi cùng với trang trí bắt mắt thu hút khách hàng, thì ngày nay vị trí đắc địa không còn là điểm đến cho nhiều bên kinh doanh nữa.

Khi được hỏi về việc rút khỏi mặt bằng “vàng” 11-13 Hàn Thuyên, đại diện Starbucks Việt Nam có bày tỏ sự tiếc nuối. Song, theo vị này do hết hợp đồng và không thương thảo giữ được giá thuê cũ nên Starbucks Reserves quyết định trả mặt bằng. Hiện, thương hiệu đã tìm được vị trí mới và dự kiến sẽ mở lại Starbucks Reserves ngay toà Bitexco (Hải Triều, quận 1, TP.HCM).

“Ở đâu cũng vậy thôi, và doanh nghiệp nào cũng vậy: Starbucks hay những đơn vị kinh doanh nhỏ thì tiền thuê mặt bằng luôn là áp lực lớn với chúng tôi” , đại diện nói thêm.

Còn theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết phân khúc nhà phố cho thuê chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các trung tâm thương mại và sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, một số ngành hàng phổ biến như thời trang, phụ kiện chứng kiến cuộc "tháo chạy" khỏi các mặt bằng nhà phố. Bởi thay vì bỏ chi phí lớn vào mặt bằng ở vị trí đẹp, họ chuyển sang thuê nhà trong ngõ để mở rộng kho hàng và tập trung làm marketing trên các kênh online.

Ngoài ra, chuyên gia cho rằng nhiều mặt bằng nhà phố có nhược điểm mặt tiền, diện tích hẹp, không có chỗ đỗ xe... nên kém thu hút khách thuê. Kể cả nằm ở vị trí trung tâm, nếu mặt bằng không đem đến trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng cũng khó được chủ kinh doanh lựa chọn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm