Xã hội

Chuyên gia đánh giá về khả năng dịch chuyển chuỗi cung ứng về Mỹ và sang các nước khác

Tóm tắt:
  • Khả năng dịch chuyển ngành dệt may, da giày sang Mỹ trong vài năm tới là thấp.
  • Doanh nghiệp FDI khó rời Việt Nam để xây dựng nhà máy mới tại Mỹ trong ngắn hạn.
  • Rủi ro dịch chuyển ngành sản xuất lắp ráp điện tử do chênh lệch thuế quan với các nước cạnh tranh.
  • Việt Nam cần chuẩn bị cho mức thuế cao có thể áp dụng trong thời gian ngắn.
  • Doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đầu tư công nghệ để tăng năng suất.

Khả năng chuyển sản xuất dệt may, da giày về Mỹ là thấp

Đánh giá về ảnh hưởng của chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ đến chuỗi cung ứng tại toạ đàm "Data Talk - Macro Insight 03: Cơn bão thuế quan càn quét thị trường", các chuyên gia cho rằng việc các doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam để xây dựng nhà máy mới tại Mỹ là khó xảy ra trong ngắn hạn.

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank VCBF, phân tích hiện cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có 30% là hàng điện tử, 30% là hàng tiêu dùng bao gồm quần áo, giầy dép phần còn lại là các thiết bị.

Đối với Mỹ, nếu xét về mặt kinh tế thì họ không có lý do gì để chuyển những nhóm ngành thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp như ngành dệt may, quần áo, giày dép.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng một trong những mục tiêu áp thuế là để giải quyết việc làm và việc thiếu hụt nguồn cung lao động sẽ được xử lý bằng các nhà máy ứng dụng tự động hoá và AI.

Tuy nhiên theo ông Linh, nếu phân tích tình hình thực tế thì có thể thấy rằng điều đó có lý nhưng chỉ trong tương lai dài hạn. Chưa tính đến việc là xây nhà máy tự động hoá có hiệu quả hay không nhưng sẽ mất một thời gian dài.

"Ít nhất trong vài năm tới thì việc dịch chuyển các nhóm ngành thâm dụng lao động, giá trị gia tăng thấp qua Mỹ là xác suất thấp", ông Linh nói.

 Ông Nguyễn Hoàng Linh chia sẻ tại DataTalk ngày 9/4. 

Rủi ro với các ngành sản xuất lắp ráp hàng điện tử

Chuyên gia VCBF cho rằng các ngành như sản xuất lắp ráp hàng điện tử, hàng có giá trị cao sẽ có rủi ro bị dịch chuyển khi việc đầu tư những nhà máy công nghệ cao có thể có giá trị thương mại, nhưng điều này cũng vẫn cần thời gian và không thể một sớm một chiều.

Do đó, nếu có dịch chuyển thì rủi ro sẽ tới từ việc chênh lệch thuế quan với các nước đang cạnh tranh với mình như Malaysia, Ấn Độ.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Hoàng Linh, để dịch chuyển sản xuất một mặt hàng không chỉ là vấn đề thuế quan mà còn nhiều yếu tố khác như nguồn nhân lực, văn hoá,...

Malaysia có dân số thấp (hơn 30 triệu dân) bằng 1/3 dân số Việt Nam, họ chỉ tập trung sản xuất những mặt hàng có giá trị cao hơn Việt Nam rất nhiều và không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với việc lắp ráp hàng gia dụng, điện tử với nước ta.

Quốc gia cạnh tranh nhiều hơn với Việt Nam là Ấn Độ. Đây là một nước rất phức tạp với 1/2 dân số làm nghề nông và có nền văn hoá phức tạp.

Thực tế cho thấy để các FDI vào đầu tư và xây dựng các chuỗi sản xuất tại đây là chuyện không đơn giản. Ấn độ cũng có chính sách thúc đẩy sản xuất, cũng mời những ông lớn như Apple Samsung nhưng sau 10 năm ngành sản xuất còn khá chậm chạp.

Do vậy, các doanh nghiệp FDI cũng đang trong trạng thái là chờ xem các động thái tiếp theo của các bên để có những bước ứng phó phù hợp.

Mặc dù rủi ro trước mắt, nhưng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng Linh vẫn có điểm lạc quan, đó là nhu cầu vẫn còn và trong thời gian ngắn chuỗi cung ứng không thay đổi được.

"Có thể trong 1 tháng như cầu nhập khẩu bên Mỹ sẽ giảm khi các doanh nghiệp chờ và quan sát nhưng khi nhu cầu vẫn có, hàng trong kho cạn họ sẽ phải nhập hàng trở lại và phải chấp nhận mức thuế cao", ông Linh nói.

Theo chuyên gia, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản mức thuế công bố ngày 2/4 (46%) có thể được áp dụng trong một thời gian vài tuần, thậm chí vài tháng do trước đó phía Mỹ đưa ra quan điểm là "không trì hoãn".

Do đó cần phải đánh giá khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp và các công cụ mà Chính phủ có thể hỗ trợ khẩn cấp trong giai đoạn này. Đối với các doanh nghiệp có xuất khẩu nhiều sang Mỹ phải chuẩn bị sẵn sàng và tiền là vấn đề cần chuẩn bị để vượt qua được giai đoạn áp thuế này.

"Chúng ta phải sẵn sàng để sản xuất trở lại và sẵn sàng chia sẻ phần thuế quan đó cùng với đối tác. Doanh nghiệp có mức san sẻ cao sẽ giành được nhiều đơn hàng hơn và ngược lại.", ông khuyến nghị.

Bên cạnh đó, giải pháp được đặt ra là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư công nghệ, cải tiến quy trình để tăng năng suất và tối ưu chi phí, khai thác tối đa khả năng ngành dịch vụ. 

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Mắc bệnh sởi nên ăn và kiêng gì?

Người lớn mắc bệnh sởi nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, giàu vitamin A, C, kẽm để tăng đề kháng, đồng thời kiêng dầu mỡ, rượu bia phòng biến chứng.

5 quả nên ăn để phòng ung thư

Ngoài nho đỏ, các loại quả như chanh dây, đu đủ, cam, kiwi đều chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính giảm sự phát triển khối u, phòng ung thư.