Sức khỏe

Bệnh tiềm tàng của người có công việc đứng lâu - ngồi nhiều

Suy tĩnh mạch - căn bệnh đang trẻ hóa

Các khảo sát và nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra một sự thật đáng lo ngại: suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến của nhóm người trẻ, đặc biệt là những ai có tính chất công việc đứng lâu, ngồi nhiều trên 4 tiếng/ngày. Từ giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, tiếp viên hàng không cho đến nhân viên y tế - tất cả đều đang vô tình trở thành đối tượng nguy cơ cao trong khi nhận thức của họ về bệnh đang còn hạn chế.

 - Ảnh 1.

Hội thảo khoa học thường niên với chủ đề "Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch năm 2025" được diễn ra tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng các tĩnh mạch ở chân bị giãn rộng, thành mạch yếu dần và van tĩnh mạch mất khả năng đóng kín, khiến máu chảy ngược và ứ đọng ở chi dưới. Hậu quả là tạo thành những búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo nổi dưới da, kèm theo cảm giác nặng chân, đau mỏi, phù nề vào cuối ngày và đôi khi là chuột rút về đêm. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, loét tĩnh mạch và tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

Đáng chú ý, tính chất công việc phải đứng lâu hoặc ngồi yên một chỗ trong nhiều giờ liền chính là nguyên nhân thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn. Nhân viên bán hàng phải đứng suốt 8-10 tiếng mỗi ngày; tiếp viên hàng không di chuyển liên tục trong khoang hẹp; nhân viên văn phòng ngồi bất động trước máy tính; giáo viên đứng giảng dạy hàng giờ trên bục giảng hay các bác sĩ, điều dưỡng trực mổ, trực cấp cứu liên tục - tất cả đều khiến máu vùng chi dưới bị ứ trệ, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch và gây tổn thương van tĩnh mạch. Nhiều người chủ quan cho rằng chỉ người lớn tuổi mới mắc bệnh này, nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ người trẻ mắc bệnh có dấu hiệu đang ngày càng tăng.

Đối tượng nguy cơ cao nằm ở đội ngũ y tế

Theo kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, gần 70% nhân viên y tế tham gia có biểu hiện lâm sàng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới và 50% có dòng trào ngược trên siêu âm Doppler. Điều đáng lo hơn là chỉ 20% trong số họ hiểu rõ về bệnh này, còn lại gần 20% hoàn toàn chưa từng nghĩ rằng mình có thể mắc phải. Ngay cả lực lượng chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng cũng bị bỏ sót trong việc nhận diện nguy cơ bệnh tĩnh mạch, càng cho thấy mức độ âm thầm và dễ bị chủ quan của căn bệnh này.

 - Ảnh 2.

Hội thảo chia sẻ các nội dung về Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch năm 2025

Không chỉ dừng lại ở vấn đề thẩm mỹ hay cảm giác nặng chân, các nghiên cứu quốc tế đã cảnh báo mối liên hệ chặt chẽ giữa suy giãn tĩnh mạch và nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA năm 2018, người mắc suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao gấp 5,3 lần, nguy cơ bệnh động mạch ngoại biên cao gấp 1,72 lần và nguy cơ biến cố tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí BMJ (British Medical Journal) năm 2020 cũng chỉ ra bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nguy cơ tử vong chung và tử vong do tim mạch cao hơn đáng kể. Những con số này cho thấy suy tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến đôi chân mà còn gây hệ lụy lớn với sức khỏe tim mạch tổng thể.

Phát biểu tại Hội thảo khoa học thường niên "Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý tim mạch 2025" do Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức, GS-TS-BS Trương Quang Bình - Chủ tịch Hội đồng Khoa học của bệnh viện nhận định: "Trong các bệnh lý tim mạch, chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong quản lý tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim. Nhưng hôm nay, tại hội nghị này, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm một mảnh ghép quan trọng mà cộng đồng y khoa ít chú ý - đó là bệnh lý tĩnh mạch, đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là bệnh lý rất phổ biến nhưng âm thầm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch và chất lượng sống lâu dài của người bệnh".

Các triệu chứng thường gặp của suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm nặng chân, tê bì, đau nhức dọc bắp chân, nổi gân xanh ngoằn ngoèo dưới da, phù nhẹ về chiều hoặc sau khi đứng/ngồi lâu, và có thể kèm chuột rút về đêm. Nhiều người dễ nhầm lẫn đây chỉ là dấu hiệu mệt mỏi thông thường do công việc mà không biết rằng đó là những cảnh báo ban đầu của suy giãn tĩnh mạch.

Trước thực trạng này, giới chuyên môn khuyến cáo những người làm việc trong môi trường phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều cần chú ý hơn đến sức khỏe hệ tĩnh mạch chi dưới. Nên tranh thủ vận động nhẹ nhàng tại chỗ, xoa bóp chân, thực hiện các bài tập co duỗi cổ chân mỗi giờ, kiểm tra tĩnh mạch định kỳ. Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức, nổi gân xanh, phù chân hay tê mỏi thường xuyên, cần đi khám chuyên khoa mạch máu để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Suy giãn tĩnh mạch không còn là bệnh của tuổi già mà đang là vấn đề phổ biến của "thế hệ đứng lâu - ngồi nhiều". Chủ động nhận biết, phòng ngừa và kiểm soát sớm là cách tốt nhất để bảo vệ đôi chân khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và duy trì sức khỏe tim mạch bền vững cho mọi người, nhất là những người đang ngày ngày đảm nhiệm trọng trách chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tại fanpage Yêu đôi chân mình - ngừa suy tĩnh mạch".

Các tin khác

Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công "nhảy cóc"

Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.

Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền?

Người nhà tôi mắc ung thư tuyến tiền liệt đã di căn xương. Bệnh này có yếu tố di truyền không? Tôi có nên tầm soát tuyến tiền liệt để phòng ngừa? (Nguyễn Hoàng Bình, 41 tuổi, Đồng Nai)

Từ 2/9, Hà Nội sẽ có vé liên thông xe bus, metro

Theo đại diện Sở Xây dựng TP. Hà Nội, hệ thống này không chỉ liên thông với vận tải hành khách công cộng mà còn liên thông với thu phí tự động, các bến bãi đỗ xe và sử dụng dịch vụ không chỉ trên địa bàn Thủ đô.

Tin mới về đàm phán thuế quan Việt - Mỹ

Trong ngày đầu tiên của phiên đàm phán, đoàn Việt Nam và Mỹ đã dành thời gian để thảo luận về cách tiếp cận tổng thể nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản mà hai bên cùng quan tâm và đẩy nhanh quá trình đàm phán.

Cổ phiếu họ Vingroup dậy sóng

4 cổ phiếu liên quan đến Vingroup đồng loạt tăng vọt, trong đó VIC và VHM cùng chạm trần, giúp VN-Index có phiên hứng khởi nhất hai tuần qua.

Cuộc đua hút tiền gửi: VPBank, SHB, HDBank bứt phá, Vietcombank, TPBank, SeABank bất ngờ tăng trưởng âm

Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank giảm hơn 5.500 tỷ đồng trong quý đầu năm sau khi ông lớn này có liên tiếp 2 quý cuối năm 2024 bùng nổ. TPBank và SeABank cũng đi ngược xu hướng khi giảm tới gần 9.700 tỷ đồng và 8.300 tỷ đồng. Trong khi đó, VPBank có quý hút tiền gửi mạnh nhất từ trước tới nay.