Doanh nghiệp

Coteccons phải trả gần 170 tỷ đồng cho Ricons

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố thông tin nhận được quyết định của Tòa án Nhân dân TP HCM về việc không hủy phán quyết trọng tài trong vụ tranh chấp giữa họ với Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD). Đây là vụ tranh chấp liên quan đến công nợ từ các hợp đồng thi công xây dựng cho các dự án Regina tại Hải Phòng và Hưng Yên.

Quyết định trên đồng nghĩa với việc Coteccons phải thanh toán cho Ricons toàn bộ tiền nợ gốc hơn 144,6 tỷ đồng cùng tiền lãi chậm trả theo quy định hợp đồng, phí luật sư, trọng tài và chi phí đi lại, ở của trọng tài viên. Tổng số tiền phải trả gần 170 tỷ đồng.

Ở phán quyết trọng tài trước đó, Coteccons phải trả nợ cho Ricons trong vòng 30 ngày kể từ ngày 24/10/2024. Đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa thanh toán nên phải trả thêm tiền lãi chậm trả bổ sung. Khoản này sẽ được tính cho đến khi CTD thanh toán thực tế.

Một dự án ở khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội, do Ricons đảm nhận thi công. Ảnh: Ricons

Một dự án ở khu đô thị Tây Hồ Tây, Hà Nội, do Ricons đảm nhận thi công. Ảnh: Ricons

Tranh chấp về công nợ giữa Ricons và Coteccons đã phát sinh từ nửa cuối năm 2023. Trên báo cáo tài chính quý II/2023, Ricons ghi nhận hơn 322,5 tỷ đồng phải thu ngắn hạn từ CTD. Con số này được giữ nguyên cho đến báo cáo tài chính quý I năm nay. Họ đã phải trích hơn 227 tỷ đồng để dự phòng khoản này, tức xác định đây là nợ khó đòi.

Phải thu là các khoản khách hàng nợ công tу về hàng hóa hoặc dịch ᴠụ đã được giao hoặc ѕử dụng nhưng chưa được thanh toán. Trong đó, phải thu ngắn hạn thường là các khoản có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng.

Với việc Coteccons chưa thanh toán công nợ, cuối tháng 7/2023, Ricons công bố đã nộp đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân TP HCM mở thủ tục phá sản đối với CTD sau khi "không nhận được phản hồi thiện chí từ Coteccons". Tuy nhiên, đơn yêu cầu phá sản này không được Tòa án chấp nhận.

Về phía Coteccons, công ty khẳng định là có phát sinh các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khoản phải trả (công nợ) giữa hai doanh nghiệp. Nguyên nhân bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons đều thuộc hệ sinh thái gồm bảy công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau gồm Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho. Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Bá Dương đang điều hành tổng thể.

Trong quá trình hoạt động cùng hệ sinh thái, một số dự án Coteccons làm tổng thầu sẽ giao Ricons làm nhà thầu phụ. Từ đó, hai bên có phát sinh những khoản công nợ chưa được quyết toán tại dự án Newtaco, Regina giai đoạn 4-5-6, nhà máy Vinfast và Simco.

Thời điểm đó, đại diện Coteccons nói với VnExpress, nguyên nhân doanh nghiệp này không thanh toán công nợ vì chưa được chủ đầu tư dự án thanh toán. Trong khi đó, hợp đồng đã ký giữa đôi bên có điều khoản quy định rõ, chỉ khi Coteccons nhận khoản thanh toán từ chủ đầu tư, mới chi trả cho các nhà thầu phụ.

Các tin khác

Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công "nhảy cóc"

Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.

Từ 2/9, Hà Nội sẽ có vé liên thông xe bus, metro

Theo đại diện Sở Xây dựng TP. Hà Nội, hệ thống này không chỉ liên thông với vận tải hành khách công cộng mà còn liên thông với thu phí tự động, các bến bãi đỗ xe và sử dụng dịch vụ không chỉ trên địa bàn Thủ đô.

Tin mới về đàm phán thuế quan Việt - Mỹ

Trong ngày đầu tiên của phiên đàm phán, đoàn Việt Nam và Mỹ đã dành thời gian để thảo luận về cách tiếp cận tổng thể nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản mà hai bên cùng quan tâm và đẩy nhanh quá trình đàm phán.

Cổ phiếu họ Vingroup dậy sóng

4 cổ phiếu liên quan đến Vingroup đồng loạt tăng vọt, trong đó VIC và VHM cùng chạm trần, giúp VN-Index có phiên hứng khởi nhất hai tuần qua.

Cuộc đua hút tiền gửi: VPBank, SHB, HDBank bứt phá, Vietcombank, TPBank, SeABank bất ngờ tăng trưởng âm

Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank giảm hơn 5.500 tỷ đồng trong quý đầu năm sau khi ông lớn này có liên tiếp 2 quý cuối năm 2024 bùng nổ. TPBank và SeABank cũng đi ngược xu hướng khi giảm tới gần 9.700 tỷ đồng và 8.300 tỷ đồng. Trong khi đó, VPBank có quý hút tiền gửi mạnh nhất từ trước tới nay.

Đồ ăn nhanh ở Việt Nam - cuộc đua khốc liệt của thị trường tỷ USD

Bản địa hóa - điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khẩu vị, thói quen tiêu dùng của người Việt là yếu tố sống còn của các thương hiệu quốc tế khi thị trường đồ ăn nhanh tăng trưởng sôi động, trở thành "đấu trường" cạnh tranh giành thị phần.