Doanh nghiệp

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa bỏ thuế quan

Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa, đại diện thương mại hàng đầu của nước này, ngày 20/5 khẳng định Tokyo không thay đổi lập trường yêu cầu Mỹ xóa bỏ hoàn toàn các loại thuế quan trong đàm phán thương mại song phương. 

Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa trả lời báo chí tại sân bay Haneda, một ngày sau cuộc đàm phán cấp bộ trưởng về thuế quan với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/4/2025. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa trả lời báo chí tại sân bay Haneda, một ngày sau cuộc đàm phán cấp bộ trưởng về thuế quan với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/4/2025. Ảnh: Reuters

Ông Akazawa nhấn mạnh Nhật Bản sẽ không vội vàng ký kết thỏa thuận thương mại nếu điều đó gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Ông Akazawa nói: “Việc Mỹ áp hàng loạt thuế quan, bao gồm thuế tương hỗ và thuế đối với ô tô, phụ tùng ô tô, thép và nhôm, thật đáng tiếc. Lập trường của chúng tôi vẫn là yêu cầu xem xét lại, tức là xóa bỏ chúng.”

Theo ông, hai nước đã tổ chức đàm phán thương mại cấp chuyên viên tại Washington vào thứ hai. Lịch trình cho vòng đàm phán cấp bộ trưởng thứ ba vẫn chưa được ấn định.

Hãng tin Kyodo đưa tin ông Akazawa sẽ đến Washington trong tuần này để tham dự vòng đàm phán thứ ba, có thể bắt đầu vào thứ sáu. Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer dự kiến tham gia, trong khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent sẽ vắng mặt, theo Kyodo.

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 10% đối với tất cả các quốc gia trừ Canada, Mexico và Trung Quốc, cùng với mức thuế cao hơn cho nhiều đối tác thương mại lớn, bao gồm Nhật Bản, với mức thuế 24% bắt đầu từ tháng 7 trừ khi đạt được thỏa thuận với Washington.

Các nhà hoạch định chính sách và nghị sĩ đảng cầm quyền Nhật Bản cho rằng không có lợi ích trong việc ký thỏa thuận với Mỹ trừ khi thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu được dỡ bỏ, do tầm quan trọng kinh tế của ngành này.

Trong khi Nhật Bản là nền kinh tế lớn đầu tiên bắt đầu đàm phán thương mại song phương với Washington, Anh là nước đầu tiên đạt được thỏa thuận với chính quyền Trump. Trung Quốc và Mỹ cũng đồng ý đình chiến thương mại 90 ngày, tránh nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, với hy vọng ban đầu về một thỏa thuận nhanh chóng không thành, báo Nikkei tuần trước đưa tin Nhật Bản có thể giảm yêu cầu từ xóa bỏ hoàn toàn xuống giảm mức thuế quan của Mỹ.

Một nguồn tin liên quan đến đàm phán tiết lộ với Reuters rằng Nhật Bản đang cân nhắc một gói đề xuất để giành được nhượng bộ từ Mỹ, bao gồm tăng nhập khẩu ngô và đậu nành Mỹ, hợp tác kỹ thuật trong đóng tàu và sửa đổi tiêu chuẩn kiểm tra ô tô nhập khẩu.

Các tin khác

Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công "nhảy cóc"

Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.

Tin mới về đàm phán thuế quan Việt - Mỹ

Trong ngày đầu tiên của phiên đàm phán, đoàn Việt Nam và Mỹ đã dành thời gian để thảo luận về cách tiếp cận tổng thể nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản mà hai bên cùng quan tâm và đẩy nhanh quá trình đàm phán.

Cổ phiếu họ Vingroup dậy sóng

4 cổ phiếu liên quan đến Vingroup đồng loạt tăng vọt, trong đó VIC và VHM cùng chạm trần, giúp VN-Index có phiên hứng khởi nhất hai tuần qua.

Cuộc đua hút tiền gửi: VPBank, SHB, HDBank bứt phá, Vietcombank, TPBank, SeABank bất ngờ tăng trưởng âm

Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank giảm hơn 5.500 tỷ đồng trong quý đầu năm sau khi ông lớn này có liên tiếp 2 quý cuối năm 2024 bùng nổ. TPBank và SeABank cũng đi ngược xu hướng khi giảm tới gần 9.700 tỷ đồng và 8.300 tỷ đồng. Trong khi đó, VPBank có quý hút tiền gửi mạnh nhất từ trước tới nay.

Đồ ăn nhanh ở Việt Nam - cuộc đua khốc liệt của thị trường tỷ USD

Bản địa hóa - điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khẩu vị, thói quen tiêu dùng của người Việt là yếu tố sống còn của các thương hiệu quốc tế khi thị trường đồ ăn nhanh tăng trưởng sôi động, trở thành "đấu trường" cạnh tranh giành thị phần.