Xã hội

Từ 2/9, Hà Nội sẽ có vé liên thông xe bus, metro

Chia sẻ tại Tọa đàm "Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại" do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức ngày 20/5,ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội cho biết, kể từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông sẽ chính thức khai trương, áp dụng với tất cả tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội và tích hợp với các thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Mastercard.

Dự kiến đến ngày 2/9/2025, chúng tôi sẽ chính thức khai trương hệ thống thẻ vé liên thông này bằng hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin.Hệ thống này không chỉ liên thông với vận tải hành khách công cộng mà còn liên thông với thu phí tự động, các bến bãi đỗ xe và sử dụng dịch vụ không chỉ trên địa bàn Thủ đô, ông Hải cho biết.

Nêu thực trạng về việc các tuyến metro không có sự liên kết với nhau, tạo sự thuận lợi cho người dùng, ông Đỗ Việt Hải cho biết, hiện nay hệ thống thẻ vé của tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông và tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội trên cao là hai hệ thống độc lập và không có sự liên kết, liên thông với nhau.

"Điều này gây sự bất tiện cho người dân. Vì vậy, chúng tôi đã đặt mục tiêu phải xây dựng một hệ thống thanh toán liên thông, đặt tiêu chí, mục tiêu hàng đầu là hệ thống thẻ vé liên thông đó phải thuần Việt và người Việt phải làm chủ hệ thống thẻ vé liên thông này", ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội.

Ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội. (Ảnh: VGP).

Đánh giá đây là một quá trình rất phức tạp, song ông Hải cho biết, cho đến thời điểm hiện nay những vấn đề khúc mắc nhất về kỹ thuật thì ngành xây dựng đã giải quyết được.

Dự kiến, hệ thống vé liên thông sẽ chính thức khai trương vào ngày 2/9/2025, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà còn có khả năng mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.

Hệ thống cũng sẽ tích hợp với các thẻ thanh toán quốc tế như Visa,… Sau khi xây dựng xong khung kỹ thuật, điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả là xây dựng chính sách giá vé linh hoạt, phù hợp theo khung giờ, mùa vụ và đối tượng hành khách. Mục tiêu cuối cùng là thu hút người dân sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn.

"Qua một năm thử nghiệm, chúng tôi đánh giá rằng mục tiêu này đã cơ bản được hoàn thiện. Hiện chỉ còn bước triển khai đồng bộ trên toàn Thành phố", Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội cho hay.

Nhấn mạnh nhu cầu của người dân cần một hệ thống thẻ có thể sử dụng trên toàn quốc, ông Fukuda Chihiro,  Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam cho rằng, ở Nhật Bản hiện nay, những thẻ vé như Suica, Pasmo (IC card) đã được sử dụng phổ biến và một hệ thống cho phép sử dụng những thẻ này để đi đến bất cứ tuyến nào.

Không chỉ ở đường sắt, chúng còn được sử dụng trong nhiều dịch vụ khác nhau tại các cửa hàng tiện lợi và đã đem lại những kết quả rất tốt.

Ở Hà Nội, chỉ hai tuyến đường sắt hiện tại cũng đang sử dụng hai hệ thống thu phí khác nhau. Vì vậy, song song với việc mở rộng mạng lưới đường sắt thì Việt Nam cần sớm nghiên cứu xây dựng hệ thống có khả năng vận hành liên thông.

Từ góc độ đơn vị cung cấp hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho rằng, điều này là hoàn toàn làm được.

Ông cho biết, ngày 14/2 đơn vị này triển khai, phối hợp với tuyến Metro TPHCM cùng với các ngân hàng, đơn vị như: Visa, Master card… để kết nối với hệ thống vé tự động của hệ thống Metro số 1 TP HCM. Do đó, hiện người dân Việt Nam và du khách quốc tế có thể dùng thẻ ngân hàng để đi metro số 1.

"Với việc mở rộng ra nhiều tuyến metro hay loại hình giao thông công cộng khác, NAPAS đã chuẩn bị đầy đủ hạ tầng cơ sở kỹ thuật, về nghiệp vụ, về sản phẩm để khi ngành giao thông có nhu cầu và chủ trương kết nối liên thông, để tạo thành hệ thống liên thông mở giữa thẻ vé soát vé tự động của các phương tiện giao thông công cộng với hệ thống thẻ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng", ông Long cho hay. 


Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào

Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả VietnamBiz. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.

Các tin khác

Lý do dự án đường nghìn tỷ ở Hà Tĩnh thi công "nhảy cóc"

Tuyến đường trục chính trung tâm nối quốc lộ 1 đến cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kỳ vọng kết nối, phát triển khu kinh tế phía nam Hà Tĩnh, song do vướng mặt bằng nên nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”.

Tin mới về đàm phán thuế quan Việt - Mỹ

Trong ngày đầu tiên của phiên đàm phán, đoàn Việt Nam và Mỹ đã dành thời gian để thảo luận về cách tiếp cận tổng thể nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản mà hai bên cùng quan tâm và đẩy nhanh quá trình đàm phán.

Cổ phiếu họ Vingroup dậy sóng

4 cổ phiếu liên quan đến Vingroup đồng loạt tăng vọt, trong đó VIC và VHM cùng chạm trần, giúp VN-Index có phiên hứng khởi nhất hai tuần qua.

Cuộc đua hút tiền gửi: VPBank, SHB, HDBank bứt phá, Vietcombank, TPBank, SeABank bất ngờ tăng trưởng âm

Tiền gửi của khách hàng tại Vietcombank giảm hơn 5.500 tỷ đồng trong quý đầu năm sau khi ông lớn này có liên tiếp 2 quý cuối năm 2024 bùng nổ. TPBank và SeABank cũng đi ngược xu hướng khi giảm tới gần 9.700 tỷ đồng và 8.300 tỷ đồng. Trong khi đó, VPBank có quý hút tiền gửi mạnh nhất từ trước tới nay.

Đồ ăn nhanh ở Việt Nam - cuộc đua khốc liệt của thị trường tỷ USD

Bản địa hóa - điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp với khẩu vị, thói quen tiêu dùng của người Việt là yếu tố sống còn của các thương hiệu quốc tế khi thị trường đồ ăn nhanh tăng trưởng sôi động, trở thành "đấu trường" cạnh tranh giành thị phần.