Doanh nghiệp

Zalo và hành trình 7 năm nuôi dưỡng nhân sự cho khát vọng AI

Theo nhận định của Navigos Group, nhân lực AI Việt Nam chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Mặc dù thị trường đón nhận khoảng 55.000 sinh viên công nghệ thông tin ra trường mỗi năm, nhưng chỉ có 30% trong số này có thể đảm nhận các công việc liên quan tới AI. Nguồn cung nhân lực AI hiện chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tuyển dụng. Hầu hết các vị trí như kĩ sư AI, kĩ sư dữ liệu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt.

Mặt khác, ngoài việc học tập trong môi trường giáo dục, việc rèn luyện "thực chiến" tại các doanh nghiệp có vai trò quan trọng để nâng cao năng lực cho các kĩ sư AI. Bởi không phải tổ chức nào cũng có điều kiện theo đuổi những công nghệ mới như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và những nghiên cứu đó luôn cần sự tham gia của các kĩ sư lành nghề.

Nhiều "điểm sáng" từ việc phát triển nhân tài AI tại Zalo

Là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu AI tại Việt Nam từ năm 2017, Zalo hiện có 4 trung tâm nghiên cứu AI với sự tham gia của hơn 80 nhà nghiên cứu. Nhân sự phụ trách mảng AI của Zalo hiện chiếm hơn 10% lực lượng lao động của đơn vị này.

Với tâm thế "đi tắt đón đầu", từ năm 2017 đến nay, Zalo đẩy mạnh tinh thần học hỏi. Trong đó, việc chủ động kết nối nhân sự của mình với thế giới để tiếp thu kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển AI luôn được Zalo quan tâm. Gần nhất, Zalo đã đưa các quản lý trẻ của mình sang Mỹ tham dự sự kiện Microsoft Build (với chủ đề về AI) cũng như tham quan tại nhiều công ty công nghệ như Google, Microsoft, Amazon để học hỏi và cập nhật cách làm của các big-tech hàng đầu thế giới.

Zalo và hành trình 7 năm nuôi dưỡng nhân sự cho khát vọng AI- Ảnh 1.

Nhân sự của Zalo trong chuyến đi trao đổi kinh nghiệm trên đất Mỹ

Bên cạnh đó, Zalo cũng xây dựng văn hóa học tập từ bên trong nội bộ, với tinh thần "embracing challenges" (sẵn sàng đón nhận thách thức). Tinh thần này được thể hiện xuyên suốt từ trong công việc đến các hoạt động nội bộ. Có thể kể đến như các kì kiểm tra năng lực "ZA Challenge". Đây là cuộc thi nội bộ "hack não" bằng hình thức giải đề thi GMAT – Một tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá trình độ và khả năng của các ứng viên muốn theo đuổi chương trình đào tạo bậc trên đại học tại các quốc gia hàng đầu trên thế giới. Một mặt, cuộc thi này giúp nhân viên kiểm tra khả năng của mình, cả về tư duy logic lẫn năng lực tiếng Anh. Mặt khác, hoạt động cũng góp phần kích thích nhân viên tự rèn luyện và không ngừng phát triển bản thân.

Để giữ chân nhân tài, ngoài việc kích thích học tập và xây dựng văn hóa không ngại khó, việc kiến tạo môi trường làm việc năng động cởi mở luôn được chú trọng. Hàng năm đơn vị này trích ra một khoảng thưởng lớn dành cho cá nhân và tập thể xuất sắc, với giá trị lên đến hàng tỉ đồng.

Zalo và hành trình 7 năm nuôi dưỡng nhân sự cho khát vọng AI- Ảnh 2.

Kĩ sư Zalo nhận thưởng vinh danh sau khi vượt "thách thức", huấn luyện thành công LLM trong chỉ 6 tháng, với điều kiện khó khăn về cả nguồn lực lẫn hạ tầng kĩ thuật

Ngoài ra, đơn vị này cũng thường xuyên có những hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần của nhân viên như: "F5 recharge week" giúp "lên dây cót" tinh thần và duy trì năng lượng làm việc hiệu quả; hay chuỗi hoạt động trekking leo núi thay cho du lịch nghĩ dưỡng để rèn luyện tinh thần không ngại thử thách…

Phát triển nhân sự, đồng thời thúc đẩy cộng đồng AI Việt Nam

Việc bồi dưỡng nhân sự chất lượng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của lĩnh vực AI Việt Nam. Các hoạt động của tổ chức không chỉ tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với nội bộ, mà còn góp phần lan tỏa đam mê và truyền cảm hứng đến cộng đồng kĩ sư AI trong nước.

Tại Zalo, 100% kĩ sư AI của Zalo là người Việt, nắm giữ toàn bộ công nghệ từ việc nghiên cứu, lập trình đến vận hành sản phẩm và cả phát triển thị trường, với niềm "khao khát" làm chủ công nghệ và phát triển AI phục vụ cho đời sống của người dân Việt Nam.

Với 100% nhân sự là người Việt, Zalo mang đến thị trường các sản phẩm AI được tối ưu hóa cho người dùng Việt Nam. Trong đó có thể kể đến trợ lý giọng nói Kiki được đánh giá cao về khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Ra mắt từ tháng 12/2020, Kiki tăng trưởng nhanh chóng và trở thành trợ lý giọng nói phổ biến nhất Việt Nam, đặc biệt là trên ôtô. Tính đến tháng 6/2024, đã có hơn 800.000 ôtô cài đặt trợ lý giọng nói Kiki. Mỗi ngày, Zalo ghi nhận có thêm hơn 1.000 ôtô cài đặt trợ ký giọng nói này. Bằng công nghệ xử lý giọng nói tự nhiên và thân thiện với người Việt, Kiki nâng cao trải nghiệm lái xe cho người dùng Việt, hạn chế các thao tác chạm màn hình và giúp cho mọi hành trình trở nên an toàn hơn.

Từ năm 2023, Zalo cũng đầu tư mạnh mẽ vào genAI. Trong đó, việc huấn luyện mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) "bản địa" dành riêng cho tiếng Việt là ưu tiên hàng đầu. Vượt qua những trở ngại về hạ tầng, nguồn dữ liệu số hóa hạn chế của tiếng Việt, các kĩ sư của Zalo vẫn huấn luyện thành công LLM và ra mắt vào tháng 12/2023. Mô hình này là nền tảng để Zalo phát triển nhiều ứng dụng tạo sinh. Trong đó, nhiều ứng dụng sẽ được tích hợp vào hệ sinh thái sản phẩm Zalo phục vụ gần 76 triệu người dùng… Trong năm 2023, tính năng tạo sinh AI Avatar khi được ra mắt trên app Zalo chỉ mất vài ngày để thu hút hơn 6 triệu người dùng.

Zalo và hành trình 7 năm nuôi dưỡng nhân sự cho khát vọng AI- Ảnh 3.

Kĩ sư AI thế hệ 9X với hơn 6 năm gắn bó cùng Zalo trong sự kiện ra mắt trợ lý giọng nói Kiki

Bên cạnh những đóng góp về mặt công nghệ, Zalo cũng thúc đẩy chia sẻ kiến thức, giúp cộng đồng nghiên cứu AI tại Việt Nam phát triển. Hàng năm, tại diễn đàn AI Summit của mình, Zalo kết nối hàng trăm kĩ sư AI Việt Nam với các chuyên gia đang công tác tại các tập đoàn công nghệ và đơn vị nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Tính đến nay, sự kiện đã qua 6 lần tổ chức và đã thu hút hơn 3.000 kĩ sư tham gia.

Ngoài ra, Zalo cũng tổ chức cuộc thi Zalo AI Challenge, thu hút trên 1.000 kĩ sư tham gia mỗi năm. Trải qua 7 lần tổ chức, cuộc thi không chỉ khơi dậy tinh thần đam mê chinh phục lĩnh vực AI, mà còn đóng góp đáng kể nguồn dữ liệu và giải pháp chất lượng cho cộng đồng nghiên cứu AI trong nước.

Trong quá trình phát triển, Zalo cũng góp phần truyền cảm hứng và nâng cao năng lực cho đội ngũ kĩ sư AI trẻ.

Nhiều nhân sự AI chủ chốt của Zalo là chuyên gia trở về từ những quốc gia hàng đầu về AI. Tiêu biểu như TS. Châu Thành Đức, từng hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST) năm 2014. Anh chịu trách nhiệm "truyền lửa" và dẫn dắt đội ngũ nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm AI cho hệ sinh thái Zalo. Trong đó nổi bật nhất là Zalo AI Avatar ra mắt năm 2023 và thu hút hàng triệu người dùng.

Anh Châu Thành Đức cho biết: "Các kĩ sư AI làm việc tại Zalo có đam mê lớn đối với tuệ nhân tạo. Mặc dù lĩnh vực AI rất mới mẻ và luôn thay đổi, đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều thách thức, nhưng tinh thần làm việc của các kĩ sư luôn sôi nổi, sẵn sàng "xô đổ" mọi trở ngại bằng sự sáng tạo và tinh thần ham học hỏi của mình".

Zalo là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực AI tại Việt Nam, từ năm 2017. Hiện tại Zalo sở hữu 4 trung tâm nghiên cứu AI (AI Lab), với hơn 80 nhà nghiên cứu và hạ tầng AI mạnh mẽ, trong đó có hệ thống máy chủ gồm 8 DGX H100 có năng lực xử lý mạnh nhất Việt Nam với hiệu suất lên đến 256 petaFLOPS (FLoating-point Operations Per Second). Các sản phẩm AI nổi bật của Zalo có thể kể đến: trợ lý giọng nói Kiki, công nghệ nhận dạng tiếng nói (dictation và voice-to-text), công nghệ tổng hợp tiếng nói (text-to-speech), công nghệ nhận dạng khuôn mặt (FaceID), công nghệ định danh điện tử (eKYC), công nghệ AI tạo sinh (AI Avatar, AI Sticker),...

Cùng chuyên mục

Đọc thêm