Dinh dưỡng

Vi khuẩn "ăn" thủng van tim người phụ nữ

Tóm tắt:
  • Chị Liên, 46 tuổi, bị sốt 38-39 độ và khó thở do nhiễm vi khuẩn Burkholderia.
  • Vi khuẩn này gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng và tồn tại rộng rãi trong tự nhiên.
  • Chị Liên được chẩn đoán viêm nội tâm mạc và hở van động mạch chủ nặng.
  • Sau 6 tuần điều trị kháng sinh và phẫu thuật, sức khỏe chị Liên hồi phục tốt.
  • Bác sĩ khuyến cáo cần tránh tiếp xúc với nước ô nhiễm và chăm sóc vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

TS.BS Trần Vũ Minh Thư, Trưởng khoa Nội tim mạch 2, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết vi khuẩn Burkholderia tồn tại rộng rãi trong tự nhiên. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các mô gây bệnh lý về da, viêm phổi, áp xe đa cơ quan (như gan, lách, thận, xương, não, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai), viêm màng não, nhiễm trùng máu.

Burkholderia là vi khuẩn gram âm, nhỏ, di động, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện hiếu khí (môi trường oxy hóa). Một số loài có thể sống trong môi trường kỵ khí hoặc chuyển sang sinh trưởng kỵ khí trong một số điều kiện đặc biệt. Người làm công việc trong môi trường đất như trồng trọt, đào xới... có nguy cơ nhiễm loại vi khuẩn này, đặc biệt khi mùa mưa tới. Đôi khi không thể xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia qua con đường nào như trường hợp chị Liên.

"Hơn 25 năm công tác trong ngành y, đây là lần đầu tiên tôi gặp một ca hở van tim nặng do bị vi khuẩn Burkholderia tấn công như bệnh nhân này", bác sĩ Thư nói.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân một tuần sau mổ. Ảnh: Hạ Vũ

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân một tuần sau mổ. Ảnh: Hạ Vũ

Chị Liên đã có biểu hiện sốt 38-39 độ C từ tháng 3/2024. Ban đầu chị nghĩ bị sốt bình thường song uống thuốc không khỏi. Chị đi khám ở một bệnh viện, bác sĩ xét nghiệm cấy máu thì phát hiện vi khuẩn Burkholderia trong cơ thể bệnh nhân. Chị Liên nhập viện điều trị kháng sinh một tuần vẫn không hết sốt. Tháng 6 cùng năm, chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. BS.CKI Đỗ Duy Long, khoa Nội tim mạch, Trung tâm Tim mạch, chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm nhằm xác định mức độ tổn thương do vi khuẩn gây ra, ghi nhận chị bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

"Vi khuẩn Burkholderia làm thủng một lỗ lớn trên van khiến bệnh nhân bị hở van động mạch chủ nặng, suy tim", bác sĩ Thư giải thích. Chị Liên được điều trị bằng kháng sinh trong 6 tuần, dần giảm và hết sốt. Trong 8 tháng sau đó chị không sốt lại, sức khỏe ổn định, sinh hoạt và làm việc bình thường. Chị tiếp tục uống thuốc, tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sát. Bệnh lý này có khả năng tái phát, vì thế sau giai đoạn cấp tính, người bệnh cần duy trì kháng sinh đường uống ít nhất ba tháng.

Tháng 3 năm nay, sức khỏe chị Liên hồi phục, được phẫu thuật thay van động mạch chủ. Sau mổ, các bác sĩ đánh giá người bệnh không còn mầm mống vi khuẩn Burkholderia. Chị hồi phục nhanh, chỉ số EF (chức năng co bóp tim) về mức trên 50% như người bình thường, xuất viện một tuần sau đó.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn Burkholderia, bác sĩ Long khuyến cáo mọi người tránh tiếp xúc với nguồn nước nghi bị ô nhiễm hoặc bùn đất bẩn, nhất là khi cơ thể có vết thương hở, vết bỏng hoặc nhiễm trùng trên da; tránh bơi ở ao, hồ, sông bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay...) khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Người bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần kiểm soát tốt bệnh, ngoài ra phải chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Người nội trợ nên đeo găng tay khi chế biến thức ăn và thường xuyên khử trùng dao, thớt.

Khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Burkholderia như sốt, ho, viêm màng phổi, đau khớp, đau cơ, nhức đầu, chán ăn, đổ mồ hôi đêm, người bệnh nên đi khám.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng đột ngột giảm

Sáng nay (8/5), giá vàng miếng SJC quay đầu giảm về quanh mốc 122 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp để chênh lệch mua - bán khác nhau dù cùng loại vàng.

Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm người mắc tiểu đường phải đến bệnh viện ngay lập tức

Nếu đường huyết thấp < 4,0 mmol/L là đã bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên ăn ngay kẹo bánh (nhiều glucose) hoặc xôi, cơm (tinh bột) và đo lại đường huyết sau 15 phút để đánh giá. Nếu vẫn thấp thì ăn tiếp. Tuy nhiên nếu mệt nhiều, mệt kéo dài, không tỉnh táo hoặc đường huyết thấp < 2,5 mmol/L thì phải đi cấp cứu vào bệnh viện gần nhất.

Lễ thượng cờ và gắn biển công trình cột cờ A Pa Chải

Ngày 7/5/2025, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (Nam A Bank) tổ chức Lễ thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.

Ăn gì khi thiếu sắt?

Gan động vật, thịt đỏ, hàu, các loại cá béo, đậu, hạt, rau lá xanh giàu chất sắt, góp phần giúp cơ thể tăng cường sản xuất hồng cầu.