Chứng khoán

Trí tuệ nhân tạo - Cú hích tăng trưởng cho ngành công nghệ Việt Nam

Chứng khoán bùng nổ với làn sóng Trí tuệ nhân tạo

Đầu năm 2023, ChatGPT được tung ra thị trường, từ đó các chỉ số chứng khoán Mỹ đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ, liên tục chinh phục các đỉnh cao mới trong lịch sử, trong đó tâm điểm là các cổ phiếu ngành công nghệ, đặc biệt là các cổ phiếu lãnh đạo làn sóng GenAI như công ty sản xuất siêu chip bán dẫn Nvidia. Nếu S&P 500 (SPX) đã tăng 39% từ đầu năm 2023 thì Nasdaq 100 (NDX) - nơi nhiều cổ phiếu công nghệ được niêm yết tăng mạnh hơn với 68%, trong đó riêng Nasdaq 100 Technology Sector (NDXT) tập hợp 100 công ty công nghệ lớn nhất sàn đã tăng 78%. Những làn sóng tương tự cũng được quan sát tại tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ hay cả ở Việt Nam, cổ phiếu công nghệ cũng có mức tăng giá vô cùng ấn tượng.

Trí tuệ nhân tạo - Cú hích tăng trưởng cho ngành công nghệ Việt Nam- Ảnh 1.

Mức tăng giá của S&P 500, Nasdaq 100, Nasdaq 100 Technology Sector, và Nvidia từ 2023 tới tháng 5.2024

Đáng chú ý nhất, cổ phiếu Nvidia tăng tới 488% dựa trên kết quả kinh doanh vượt trội, với kỳ vọng tốc độ tăng trưởng thần tốc và báo cáo thực tế vẫn liên tục cao hơn dự báo qua các quý. Với triển vọng thị trường AI tạo sinh, cổ phiếu Nvidia đang được nhiều chuyên gia phân tích khuyến nghị Mua dựa trên các dự báo tăng trưởng các quý tiếp theo được nâng lên tương ứng.

Trí tuệ nhân tạo - Cú hích tăng trưởng cho ngành công nghệ Việt Nam- Ảnh 2.

EPS của Nvidia liên tục cao hơn dự báo qua các quý

Chuỗi giá trị Trí tuệ nhân tạo tạo sinh và cơ hội với các Doanh nghiệp Việt

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) không phải là khái niệm mới với làn sóng đầu tiên diễn ra 2018-2023 cùng với sự ra đời của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, và sản phẩm là các giải pháp mang tính dự báo, giúp tìm kiếm hiệu quả và đưa ra các khuyến nghị mang tính cá nhân hóa. Nhưng AI trở nên gần gũi với mọi công dân trên toàn cầu hơn bao giờ hết khi GenAI được giới thiệu với ứng dụng ChatGPT và hàng loạt các ứng dụng có khả năng tạo ra nội dung số mới trên internet. Trong chuỗi giá trị Trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng (Applications) là lớp trên cùng, được tạo nên để phục vụ cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Lớp dưới đó là cơ sở hạ tầng dữ liệu với hàng loạt các công cụ, hệ thống nền tảng ví dụ như dịch vụ điện toán đám mây (Cloud service) cho các ứng dụng được vận hành. Nằm dưới cùng là hệ thống phần cứng, với các siêu chip có khả năng xử lý dữ liệu lớn, tốc độ nhanh như chip bán dẫn của Nvidia, AMD…

Trí tuệ nhân tạo - Cú hích tăng trưởng cho ngành công nghệ Việt Nam- Ảnh 3.

Các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị Trí tuệ nhân tạo trên thế giới

Trí tuệ nhân tạo - Cú hích tăng trưởng cho ngành công nghệ Việt Nam- Ảnh 4.

Theo McKinsey, trong làn sóng bùng nổ GenAI còn đang tiếp diễn 3-5 năm tới, cơ hội không chỉ dành cho những người hưởng lợi đầu tiên ở tầng phần cứng dưới cùng, mà 2024 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của tầng giữa - cơ sở hạ tầng dữ liệu, với giá trị gia tăng lớn nhất cũng như sự cạnh tranh lớn nhất nằm ở tầng ứng dụng trên cùng. Xa hơn thế, tiềm năng tương lai còn chưa khai phá với làn sóng AI tiếp theo – AI vật lý – khi AI tiến vào đời sống vật chất qua robot, thế thân và các sản phẩm công nghệ số đột phá.

Xuyên suốt chuỗi giá trị AI, các doanh nghiệp Việt đã sớm đặt những viên gạch đầu tiên vào tất cả các tầng. Xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty công nghệ sang Việt Nam đang mang lại các cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt để học hỏi, "đi tắt đón đầu" vươn lên trong chuỗi giá trị, ví dụ như gần đây Nvidia công bố hàng loạt các dự án ở Việt Nam, trong đó có nhà máy sản xuất chip bán dẫn giá trị 200 triệu USD kết hợp với FPT. Các doanh nghiệp Việt được hưởng lợi từ xu hướng này bao gồm:

Các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất chip: thiết kế chip (FPT)

Các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất, như: nguyên vật liệu (DGC), năng lượng sạch (REE, GEG, PC1…), nhân lực (FPT), tài chính…

Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng dữ liệu: cloud service (FPT, CMG), tháp 5G (CTR, VGI)…

Các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI: công nghệ (FPT, VNG), doanh nghiệp sản xuất (MPC)…

Trí tuệ nhân tạo – Cú hích tăng trưởng của FPT

Là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, FPT đã xác lập được vị thế mạnh mẽ trong làn sóng chuyển đổi số và có hàng loạt sản phẩm "công nghệ Việt Nam nhưng vị thế toàn cầu". Chuyển đổi số cũng là một bước then chốt để các ứng dụng AI phát triển cho doanh nghiệp hay người tiêu dùng có thể vận hành được hiệu quả, phát huy sức mạnh "tạo sinh" của GenAI. Do vậy, mảng kinh doanh trọng yếu của FPT là chuyển đổi số không chỉ giúp FPT có chỗ đứng vững chắc trong làn sóng chuyển đổi số thứ hai, mà còn là nền tảng đón nhận "cú hích tăng trưởng" đến từ sự lan tỏa của chuỗi giá trị Trí tuệ nhân tạo.

Theo kế hoạch kinh doanh 2024, FPT đặt kế hoạch tăng trưởng cao cho Mảng Công nghệ với 21% doanh thu và 25% lợi nhuận trước thuế, lần lượt đóng góp 61% và 47.8% cho FPT. Để mảng xuất khẩu phần mềm chạm mốc Doanh thu 5 tỷ USD vào 2030, trong 3 năm tới FPT chủ trương tăng tốc chuyển đổi số, đẩy mạnh chuyển đổi xanh và bắt đầu chuyển đổi thông minh, tham gia sâu vào lĩnh vực Automotive, chip bán dẫn,…

Trong hội thảo C2C khai thác chủ đề "FPT: Dẫn đầu AI – Cú hích tăng trưởng" được HSC tổ chức vào 15h30 ngày 22.5.2024 tới đây, Ông Nguyễn Thế Phương – Phó Tổng Giám đốc kiêm CFO FPT, đồng thời là Chủ tịch của FPT Smart Cloud sẽ đồng hành cùng Ông Lê Hồng Việt – Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud, giúp nhà đầu tư trả lời các câu hỏi: Triển vọng thị trường Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là như thế nào? Các sản phẩm AI của FPT là gì và tiềm năng tăng trưởng ra sao trong tương lai gần?

Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại: https://event.hsc.com.vn/c2c_FPT2024/

Mở tài khoản đầu tư tại HSC trong 3 phút tại đây: https://register.hsc.com.vn/

Cùng chuyên mục

Đọc thêm