Công nghệ

Tiêu chí chọn laptop cho sinh viên

Việc lựa chọn laptop phù hợp cần dựa trên ngân sách và nhu cầu thực tế. Theo chuyên gia AMD, sinh viên có ba nhu cầu chính: học tập (sử dụng tác vụ văn phòng, làm bài thuyết trình), giải trí và phần mềm sáng tạo chuyên dụng (đồ họa, dựng phim, kỹ thuật, kỹ sư).

Học tập cơ bản

Nhóm nhu cầu này chỉ cần mẫu laptop chip 4 nhân, RAM 8 GB trở lên (hoặc 4 GB hỗ trợ nâng cấp), sử dụng SSD. Sinh viên có thể mua laptop sử dụng CPU AMD Ryzen 4000 series và 5000 series sản xuất trên tiến trình 7 nm tiết kiệm năng lượng, hiệu năng mạnh mẽ. Ryzen 3 4300U và 5300U có 4 nhân, mang đến hiệu năng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập.

Laptop chạy AMD Ryzen 4000 series đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản. Ảnh: AMD

Laptop chạy AMD Ryzen 4000 series đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản. Ảnh: AMD

Nếu muốn tăng hiệu năng, người dùng có thể ưu tiên laptop sử dụng Ryzen 5 với 6 nhân 12 luồng, như: HP 14s, MSI Modern 14/15, Dell Vostro 5415, Lenovo IdeaPad 5... Sản phẩm có nhiều tùy chọn, mức giá khoảng 12-17 triệu đồng.

Ở ngân sách cao hơn, Asus Zenbook S 13 OLED góp phần nâng cấp trải nghiệm. Thiết bị sử dụng CPU AMD Ryzen 6000 series sản xuất trên tiến trình 6 nm tiên tiến.

Học và giải trí

Trong tầm giá 15 triệu đồng, mẫu Acer Aspire 7 A715 trang bị chip dòng U Ryzen 5 5500U và hiệu năng mạnh mẽ với 6 nhân 12 luồng. Kết hợp đồ họa rời 4GB, máy chạy mượt với nhu cầu học tập, chơi game.

Laptop dùng CPU AMD Ryzen chạy tốt nhiều tựa game nặng. Ảnh: AMD

Laptop dùng CPU AMD Ryzen chạy tốt nhiều tựa game nặng. Ảnh: AMD

Hiệu năng tốt hơn có trên laptop MSI Bravo, Lenovo IdeaPad Gaming 3, HP Victus 16, Asus ROG Strix G513 đều là những ứng cử viên sáng giá. Với tầm giá 20 triệu đồng, những dòng máy này có bộ xử lý Ryzen 5 5600H hoặc Ryzen 7 4800H/5800H, tản nhiệt tốt, đồ họa rời tăng trải nghiệm chơi game AAA.

Asus ROG Strix G513 vừa bổ sung thêm tùy chọn CPU Ryzen 7 6800H, RAM DDR5, SSD NVMe PCIe 4.0 mang đến hiệu suất tốt hơn.

Máy để sáng tạo, lập trình

Hầu hết phần mềm chuyên dụng cần ít nhất 16 GB RAM để hoạt động ổn định. Đối với nhu cầu vẽ kỹ thuật, lập trình, các mẫu laptop gaming kể trên đều đủ khả năng đáp ứng.

Sinh viên lập trình không cần card đồ họa rời có thể mua Dell Inspiron 15 5515. Dòng laptop văn phòng sử dụng Ryzen 7 8 nhân 16 luồng, hỗ trợ nâng cấp RAM và màn hình 15,6 inch.

Phần mềm chuyên dụng cần RAM lớn, ngoài CPU mạnh. Ảnh: AMD

Phần mềm chuyên dụng cần RAM lớn, ngoài CPU mạnh. Ảnh: AMD

Việc thiết kế đồ họa, dựng phim cũng cần quan tâm chất lượng màn hình. Lenovo IdeaPad 5 Pro đáp ứng tốt nhu cầu 2D, màn hình độ phân giải đến 2.880 x 1.800 pixel, 100% sRGB, có sẵn 16 GB RAM. Máy có giá từ 18 triệu đồng.

Khả năng chuyên sâu hơn có ở Lenovo ThinkBook 14p/16p với bộ xử lý AMD Ryzen 5 hoặc 7 thuộc dòng H, màn hình chất lượng cho dân đồ họa, RAM từ 16 GB. Thiết bị có giá từ 20 triệu đồng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm