Tại toạ đàm TS. Trần Mạnh Nam, Giám đốc Khối Doanh nghiệp VNPAY cho biết: “Thương mại điện tử (TMĐT) bao gồm vấn đề về Logistics và thanh toán. Việc phát triển của thanh toán điện tử cũng đi song hành với phát triển TMĐT. Trong 5 năm gần đây, thanh toán điện tử phát triển vượt bậc với rất nhiều các phương thức thanh toán. Người dân bây giờ có thể sử dụng thanh toán điện tử trong hầu hết các nhu cầu thanh toán của họ. Đơn vị thụ hưởng quá trình thanh toán điện tử là ai? Trong thương mại điện tử thì đó chính là những người bán hàng, từ đó mình có thể xác minh được doanh thu của người bán hàng, cơ quan thuế có thể từ doanh thu đó hình thành nên nghĩa vụ thuế của người bán hàng”.
Bên cạnh đó, ông Nam cũng cho biết nên bóc tách đâu là dòng tiền thương mại và dòng tiền phi thương mại của các chủ sở hữu để từ đó cơ quan thuế có thể xác định được đâu là trách nhiệm thuế, đâu là nghĩa vụ thuế của các đơn vị tham gia bán hàng.
“Tôi cũng vừa tham gia một hội nghị tại Australia vào đầu tháng 9 vừa qua về thanh toán điện tử. Chúng tôi thấy rằng, với các nước phát triển, việc xác minh, bóc tách các dòng tiền thương mại đối với các tài khoản tham gia thương mại, họ đã triển khai từ lâu, từ đó các cơ quan đơn vị rất dễ dàng quản lý thu đúng thu đủ” , Giám đốc Khối Doanh nghiệp VNPAY chia sẻ thêm.
Cũng tại Toạ đàm này, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ thêm: “Hầu như chúng ta mua hàng chúng ta cũng không biết rằng là hàng đó chúng ta đang mua của nhà cung cấp nước ngoài. Người tiêu dùng hoàn toàn không hề hay biết được điều đó, chỉ biết là sau khi mua hàng trả tiền xong có hàng hóa đến nhà. Nhưng thực ra, người tiêu dùng hiểu ra khi mua hàng nước ngoài có thể sàn TMĐT nước ngoài có thể trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với Chính phủ Việt Nam”.
Trước thực tế này, ông Tuấn cho biết rằng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban thành những văn bản quy phạm phát luật như: 12/2023 đã ban hành khung Kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0, Chính phủ số; Nghị định 47 năm 2024 về cơ sở dữ liệu Quốc gia…
Đồng thời, ông Tuấn cũng nhấn mạnh về kết nối các cơ sở dữ liệu. Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: “Cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm: cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh - truyền hình; truyền hình trả tiền trong nước và xuyên biên giới; các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo; cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát, đó là một khâu trong TMĐT; cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp công nghệ số, sản xuất các thiết bị; đặc biệt các cơ sở dữ liệu liên quan đến các website có tên miền vn, có liên quan đến điện tử,..”
Theo ông Tuấn, việc kết nối các cơ sở dữ liệu, quan trọng nhất là cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế liên quan đến cơ sở dữ liệu về hóa đơn, cơ sở dữ liệu về thuế cộng với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an với hệ thống VNID và cơ sở dữ liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm dữ liệu luôn luôn đúng, đủ, sạch, sống, đó là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng tiêu chuẩn như: bảo đảm kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử