Phong cách sống

Tiến sĩ đoạt giải Nobel sinh học tiết lộ bí quyết sống thọ, cốt lõi không phải do ăn uống hay vận động mà nhờ "cân bằng tâm lý"

Elizabeth Helen Blackburn, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1948 là nhà nghiên cứu sinh học người Mỹ gốc Australia của trường Đại học California tại San Francisco. Bà nghiên cứu đoạn telomere (những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể), một cấu trúc ở đuôi nhiễm sắc thể có nhiệm vụ bảo vệ nó. Blackburn cùng với Carol Greider đã khám phá ra telomerase, enzym cung cấp cho telomere. Vì những nghiên cứu này bà đã được trao giải Nobel sinh lý và y khoa năm 2009 cùng với Carol Greider và Jack W. Szostak. Bà cũng hoạt động trong lĩnh vực đạo đức y khoa và từng là một hội viên trong hội đồng tổng thống về đạo đức sinh học.

Theo TS. Blackburn để có thể sống thọ chế độ ăn uống hợp lý chiếm 25%, các nhân tố khác chiếm 25%, và tác dụng của trạng thái cân bằng tâm lý chiếm tới 50%.

Y học hiện đại phát hiện rằng, có đến 65 – 90% các loại bệnh tật của chúng ta như ung thư, xơ cứng động mạch, huyết áp cao, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… đều liên quan tới áp lực tâm lý. Những loại bệnh này được gọi là chứng bệnh do tâm và thân.

Điều này thống nhất với quan niệm của cổ nhân, ghi trong Hoàng đế nội kinh: Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo… tạm dịch: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo kết, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn… Bởi vậy Đông y chữa bệnh trước tiên cần điều chỉnh "nhân tâm". Hay nói đơn giản hơn, muốn sống thọ, việc đầu tiên là tu thân, điều chỉnh tâm lý ôn hoà, nền nã, vui vẻ... tự khắc sẽ trường thọ, vô ưu. 

Tiến sĩ đoạt giải Nobel sinh học tiết lộ bí quyết sống thọ, cốt lõi không phải do ăn uống hay vận động mà nhờ cân bằng tâm lý - Ảnh 1.

Tiến sĩ sinh học Elizabeth Helen Blackburn

"Liều thuốc" cân bằng tâm lý, kéo dài tuổi thọ

Gia đình hòa thuận bí quyết hàng đầu

Từng có một bái báo đưa tin rằng những người ly hôn hoặc mất vợ/ chồng có tuổi thọ không cao.

Cô đơn đáng sợ hơn nghèo khó, cô đơn dễ khiến người ta gặp nhiều vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Và ngược lại, những gia đình có vợ chồng tâm đầu ý hợp, cả hai sẽ sống thọ hơn những gia đình không toàn vẹn.

Gia hòa vạn sự hưng, nếu cả ngày bạn chỉ ôm trong lòng sự oán trách, giận giữ mà mong cầu tài lộc, may mắn và hạnh phúc, làm sao bạn có thể đạt được nguyện vọng? Giận dữ, u sầu và những cảm xúc tiêu cực sẽ trực tiếp làm tổn thương đến tinh thần và thể xác của con người. 

Kết quả của đề tài nghiên cứu của một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có tựa đề "Quan hệ giữa tính cách và trái tim" được thực hiện trong 25 năm cho thấy : Người có lòng dạ hẹp hòi, coi trọng nặng nề về danh lợi, tâm chứa đầy hận thù thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; mà người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%.

Đưa ra lý giải về vấn đề này nhà tâm lý chia sẻ: Các mối quan hệ xã hội và gia đình không tốt sẽ làm người đó mang đầy phẫn nộ, oán hận, bất mãn trong tâm từ đó sẽ khiến thần kinh giao cảm thường xuyên trong trạng thái kích thích. Từ đó adrenalin và hormones stress sẽ bài tiết ra nhiều hơn làm nảy sinh các loại bệnh tật. Gan liên quan mật thiết đến sự điều tiết lượng tuần hoàn máu. Nếu tâm trạng không tốt, tức giận uất ức, cũng có thể ảnh hưởng gan, gây ra tác hại cho chức năng gan.

Sống có "mục tiêu" 

Trường Y tế Công cộng Harvard (Hoa Kỳ), trong một nghiên cứu mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện thấy rằng có một mối liên hệ giữa mục đích sống và tuổi thọ con người. Nếu bạn nhận thức tốt hơn về mục đích sống, khi bạn xác định phải sống có ý nghĩa, có định hướng rõ ràng và mục đích sống tốt đẹp, chắc chắn khi bạn già đi, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn người sống không có mục đích. Và các nhà nghiên cứu Harvard đã đưa ra một kết luận rằng: sự thay đổi tinh thần theo một cách tích cực sẽ giúp bạn sống lâu hơn, cũng như khỏe mạnh hơn.

Tiến sĩ đoạt giải Nobel sinh học tiết lộ bí quyết sống thọ, cốt lõi không phải do ăn uống hay vận động mà nhờ cân bằng tâm lý - Ảnh 2.

Tác giả của Bảng Sức khỏe tâm lý, nhà tâm lý học Carol Ryff đã đưa ra một bình luận về nghiên cứu này rằng: xác định một cuộc sống có mục đích tốt đẹp không chỉ giúp bạn cảm thấy bản thân mình tốt đẹp và ý nghĩa hơn, mà nó còn là một "vùng" chứa đựng khả năng tiềm ẩn. Trong vùng chứa đựng khả năng tiềm ẩn này, các nghiên cứu hoặc các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng có thể can thiệp vào, giúp cải thiện sức khỏe của dân số ngày một già đi.

Cảm nhận về mục đích sống của bạn có thể thay đổi, tiến triển ngày càng tốt đẹp hơn, vì vậy, càng ngày bạn càng nhận thức rõ hơn về mục đích sống. Điều này giúp bạn có thể cải thiện cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân. 

Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân bởi nếu một người sống không có mục tiêu thì "chết" sẽ là mục tiêu duy nhất trong cuộc đời. Từ đó cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động khiến sức khỏe bạn ngày càng sa sút. "Mục tiêu" ấy cũng nhất định phải thiết thực bởi nếu không sẽ khởi tác dụng phụ. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu trong cuộc sống của bạn bởi chúng đều rất có khả thi.

Sống lâu hơn nhờ mục đích sống tốt. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không xem xét lại mục đích sống của mình, hãy thực hiện nó thật nhiệt tình để cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Giúp đỡ người khác 

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học British Columbia (Canada) phát hiện, những người mua quà cho bạn bè, quyên góp cho tổ chức từ thiện, hoặc làm lợi cho người khác bằng số tiền được cung cấp có huyết áp giảm đáng kể so với những người tiêu tiền cho bản thân họ.

Hơn nữa, việc giảm huyết áp này hiệu quả tương tự như tác động của việc tập thể dục tần suất cao hoặc chế độ ăn uống lành mạnh.

Tiến sĩ đoạt giải Nobel sinh học tiết lộ bí quyết sống thọ, cốt lõi không phải do ăn uống hay vận động mà nhờ cân bằng tâm lý - Ảnh 3.


Một nghiên cứu khác về những người lớn tuổi cho thấy, người hỗ trợ cho bạn bè, người thân, hàng xóm, vợ/chồng thì sống lâu hơn so với những người ít tham gia cống hiến cho xã hội, theo PT.

Hơn 10 nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng công việc tình nguyện thường xuyên làm gia tăng tuổi thọ. Hành vi giúp đỡ cộng đồng có thể chống lại tác động tiêu cực do căng thẳng gây ra.

Bên cạnh đó, dù nhìn thấy bạn đời yếu đi là gánh nặng, gây stress và buồn phiền, nhưng giúp đỡ người phối ngẫu vẫn có tác động tích cực đến tuổi thọ của người chăm sóc. Một nghiên cứu quốc gia trên 3.000 người cho thấy, những người dành ít nhất 14 giờ/tuần để chăm sóc cho vợ/chồng của họ sống thọ hơn, theo PT.

Có thể thấy, ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh, đối xử tốt với người khác chính là tốt với bản thân ta. Tử tế với người, ta sẽ sống tốt, hạnh phúc, khỏe mạnh và sống thọ hơn. Suy cho cùng, người với người sống để thương nhau mà, nhỉ?

(Secretchina) 



Cùng chuyên mục

Đọc thêm