Tài chính

“Your Money or Your Life” - Cuốn sách đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về tiền bạc

4 bài học quan trọng nhất về tiền tôi đã học được từ nhà tài chính cá nhân kinh điển Vicki Robin trong cuốn sách "Your Money or Your Life" (Tạm dịch: Tiền bạc hay cuộc sống)

1. Bài học quan trọng nhất: Tiền là gì?

Chúng ta sử dụng tiền mỗi ngày. Chúng ta dành thời gian, công sức và thậm chí đấu tranh vì tiền.

Nhưng thực sự tiền là gì?

Bạn có thể coi tiền là phương tiện trao đổi giá trị giữa 2 bên. Tiền có thể là giấy, có thể là đồng xu hay chính xác hơn tiền là những tờ polime chúng ta mang theo để mua sắm.

Vậy nên, một lần nữa tôi hỏi lại bạn Tiền là gì?

Mặc dù sử dụng tiền mỗi ngày nhưng người ta không hề biết ý nghĩa thực sự của nó là gì.

Đơn giản thì tiền là thứ bạn phải đánh đổi công sức để có được.

Để có nhiều tiền hơn, bạn phải hy sinh những tài sản giá trị nhất của mình: thời gian và năng lượng. Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nhưng bạn sẽ không thể bù lại được khoảng thời gian và năng lượng bạn đã bỏ ra.

Nếu mỗi ngày bạn phải làm công việc mình ghét và sợ hãi thì bạn có thực sự "đang sống" hay không? Hay bạn chỉ "đang chết"? Sức khỏe, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống lành mạnh của bạn dần bị bào mòn.

Theo nhà văn Vicki Robin "Bạn có thể tối đa và tối ưu hóa nguồn tài nguyên quý giá nhất của mình nếu biết rằng tiền được đánh đổi từ năng lượng sống".

Mỗi lần bạn mua sắm, bạn đang tiêu dùng một phần năng lượng của mình. Khi bạn bắt đầu tính toán năng lượng mà mình bỏ ra, chi phí thực sự dùng để mua sắm sẽ trở nên rõ ràng.

Bất cứ khi nào tôi nghĩ về việc mua thứ gì đó, tôi không chỉ nghĩ đến giá mua cố định. Tôi còn tính toán cả năng lượng tiêu tốn cho lần mua sắm này.

Tôi luôn tự hỏi mình:

1. Mất bao nhiêu thời gian làm việc để có được số tiền này?

2. Cần bao nhiêu năng lượng để duy trì sản phẩm sau khi mua hàng?

Tôi kiếm được gần 52 USD mỗi giờ nhờ công việc toàn thời gian của mình. Nếu tôi muốn mua một chiếc ô tô mới với giá 25.000 USD thì cần đánh đổi gần 500 giờ làm việc để mua nó.

25.000 USD / 52 USD = 500 giờ làm việc

500 giờ tương đương với 66 ngày làm việc (gần 7,6 giờ mỗi ngày). Tức là 26% thời gian làm việc trong một năm của tôi. Một phép toán đơn giản đã thấy rằng số tiền này xứng đáng bỏ ra để tôi mua một chiếc ô tô cho mình.

Tôi thậm chí còn không tính toán tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, chi phí nhiên liệu và bảo trì.

May mắn rằng tôi yêu công việc của mình, nhưng nếu bạn ghét công việc của mình, mỗi lần mua sắm là một lần khiến bạn bị trói buộc vào công việc mà bạn ghét bỏ.

Vicki Robin cũng cho rằng: "Biết rằng tiền được đánh đổi bằng công sức của mình cũng giống như bạn đã chấp nhận sự thật. Bạn nhìn thấy lựa chọn của mình và thực hiện chúng, sau đó bạn nhận lấy hậu quả và học hỏi từ chính những lựa chọn của mình".

“Your Money or Your Life” - Cuốn sách đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về tiền. - Ảnh 1.

2. Quan niệm sai lầm nhất về tiền

Sống hà tiện khiến bạn mang tiếng xấu.

Bạn thường nghĩ những người hà tiện (hay nói cách khác là người sống tiết kiệm) là những người keo kiệt, bạn cho rằng họ không muốn trả tiền cho bất cứ thứ gì.

Theo Vicki Robin "Những người hà tiện muốn tận hưởng tốt nhất những giá trị tốt đẹp cho mỗi phút giây trong cuộc sống của họ và từ mọi thứ họ có".

Kiếm nhiều tiền hơn mà không có tư duy tiết kiệm thì không có hiệu quả. Bạn sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của mình để phù hợp với khung thu nhập mới của mình một cách tự nhiên. Hầu hết mọi người gặp khó khăn với việc tiết kiệm tiền chứ không phải kiếm tiền.

Sống hà tiện có nghĩa là có ý thức về chi tiêu và đảm bảo rằng nó phù hợp với các mục tiêu tài chính của bạn. Nếu bạn muốn nghỉ hưu sau 10 năm nữa, mức độ tiết kiệm của bạn có phù hợp với mục tiêu đó không?

Sau khi đọc cuốn sách này, tôi đã thay đổi cách nhìn về những người hà tiện. Bạn hãy nghĩ một cách đơn giản là họ muốn mua mọi thứ với giá rẻ hơn. Phải chăng tôi có thể vay mượn thay vì mua sắm? Tôi có thể giảm thói quen mua sắm những thứ khiến tôi không vui vẻ?

Tôi vẫn tiêu tiền. Nhưng tôi chỉ dùng tiền mua những thứ thực sự cần thiết. Trở nên hà tiện không có nghĩa là tôi sẽ bỏ qua tất cả mọi thứ. Bạn chỉ đang bỏ qua thứ bạn không quan tâm để có được những thứ mà bạn thực sự thích.

“Your Money or Your Life” - Cuốn sách đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về tiền. - Ảnh 2.

3. Đừng đánh giá quá thấp tư duy dùng tiền này

Bạn tiêu tiền ở đâu và như thế nào sẽ phản ánh giá trị con người bạn. Hãy tưởng tượng mỗi đồng tiền là một công nhân, những công nhân này sẽ làm việc cho bạn. Những người công nhân không bao giờ ngủ, phàn nàn và đòi hỏi bạn đưa họ đến những nơi có điều kiện tốt hơn.

Đó là những công nhân tốt nhất bạn từng có. Họ tốt hơn cả máy móc bởi vì bạn không cần bảo bảo trì khi họ hoạt hoạt động cho bạn. Chỉ cần giao nhiệm vụ, dù cho bạn lãng quên thì mọi công việc khó khăn vẫn được hoàn thành.

Thách thức duy nhất là bạn cần giao cho những công nhân này một nhiệm vụ hiệu quả. Thói quen cho tiêu của bạn đã phù hợp với giá trị của bạn chưa?

Giả sử bạn thích du lịch, bạn có để dành toàn bộ số tiền để đi du lịch không? Hay bạn lãng phí phần lớn thời gian để đi ăn tại những nơi bạn không thực sự thích hoặc mua những thứ mà bạn bạn chỉ dùng một lần và không bao giờ lặp lại?

Hãy liệt kê những thứ có giá trị với bạn và so sánh chúng với chi tiêu hàng tháng hoặc hàng năm của bạn. Nếu bạn không thấy xứng đáng, bạn có thể đang lãng phí năng lượng khi tiêu tiền vào những điều không mang lại cho bạn bất cứ niềm vui nào.

“Your Money or Your Life” - Cuốn sách đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của tôi về tiền. - Ảnh 3.

4. Thay đổi tư duy về tiền

Bên cạnh các chủ đề giới tính, tôn giáo và chính trị, thảo luận về tiền cũng là một vấn đề cấm kỵ với nhiều người. Đừng đề cập đến việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ công việc của mình, bạn để dành được bao nhiêu phần trăm trong số tiền kiếm được hoặc bạn đầu tư tiền vào đâu, đó không phải là một chủ đề hay.

Chúng ta đều không thích thảo luận về tiền trong bất cứ trường hợp nào. Nhưng thật khó để tìm hiểu về thứ gì đó nếu bạn không muốn nhắc đến nó.

Trong một xã hội, quản lý tiền bạc là điều gì đó thực sự khó khăn. Phớt lờ nó cũng không làm mọi điều dễ dàng hơn.

Tôi nghĩ hệ thống giáo dục của chúng ta cần có trách nhiệm với xu hướng này. Chúng ta chưa bao giờ thực sự được dạy về tiền ở trường học chứ đừng nói đến bàn bạc về tiền khi trưởng thành.

Tôi đang trong quá trình xây dựng một ngôi nhà, gần đây bạn tôi hỏi tôi: chi phí xây nhà là bao nhiêu? Cô ấy bất ngờ và nhận ra những gì cô ấy đã hỏi. Cô ấy nói: Tôi xin lỗi, tôi không nên làm điều đó.

Tôi không hề cảm thấy khó chịu. Tôi muốn tham gia cuộc trò chuyện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Tôi không muốn thổi phồng giá trị tài sản ròng của mình với người khác. Tôi đang thật lòng chia sẻ tình huống tài chính cá nhân của tôi với những người mà tôi quan tâm.

Tôi tin rằng nếu bạn chia sẻ tài chính cá nhân thì bạn sẽ phát triển.

Nhưng đó là vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Làm sao để chúng ta học hỏi lẫn nhau nếu chúng ta không bao giờ nói về nó.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm