Đóng cửa, VN-Index giảm 5,47 điểm (0,53%) về 1.034,93 điểm, HNX-Index tăng 0,37 điểm (0,18%) lên 204,86 điểm, UPCoM-Index tăng 0,74 điểm (0,96%) lên 77,94 điểm.
VN-Index đóng cửa ở ngưỡng 1.038,64 điểm, giảm 5,06 điểm, tương ứng 0,48%. Thanh khoản khớp lệnh chỉ đạt gần 5.500 tỷ đồng, giảm gần 40% so với phiên trước. Sau phiên bán ròng hôm qua thì hôm nay khối ngoại đã quay trở lại mua ròng nhẹ hơn 50 tỷ đồng trên HOSE.
Đa số các nhóm ngành đều đi ngang hoặc mức độ biến động không quá lớn. Nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường là bất động sản khi nhiều cổ phiếu giảm mạnh trong phiên như NVL, PDR, DXG, VHM, ... Điểm sáng đến từ nhóm cổ phiếu thép, chứng khoán khi nhiều mã tăng điểm giữ nhịp cho thị trường.
Về kỹ thuật phiên hôm nay thị trường đã test lại mốc 1.030 và rút chân tuy nhiên lực cầu không mạnh và chủ yếu kéo những cổ phiếu trụ để giữ chỉ số. Theo dự báo của công ty chứng khoán, dòng tiền hiện tại diễn biến phân hóa và xoay tua các nhóm ngành nên việc FOMO mua cổ phiếu vào những lúc xanh mạnh là điều khá rủi ro.
Tính đến 13h40, VN-Index giảm 6,07 điểm (0,58%) về 1.037,63 điểm, VN30-Index giảm 5,1 điểm (0,49%) xuống 1.035,3 điểm.
Áp lực bán gia tăng vào phiên chiều khiến VN-Index giảm hơn 6 điểm, trong đó nhóm ngân hàng chuyển động tiêu cực hơn với nhiều cổ phiếu trở thành lực cản chính của thị trường như VCB, BID, VPB, ...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,29 điểm (0,22%) về 1.041,41 điểm, HNX-Index giảm 0,22 điểm (0,11%) xuống 204,27 điểm, UPCoM-Index tăng 0,9 điểm (1,17%) lên 78,1 điểm.
Thị trường ghi nhận 407 mã tăng, 279 mã giảm và 174 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng gần 219 triệu đơn vị, tương đương 3.500 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 2.554 tỷ đồng.
Nhóm VN30 giao dịch khởi sắc hơn với 17 mã tăng, 12 mã giảm và 1 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, các cổ phiếu giao dịch kém tích lực kéo tụt VN-Index giảm điểm như VCB, VIC, VHM, NVL, SAB, VRE. Diễn biến trái chiều, HPG, EIB, CTG, CTB, VIB, ... thúc đẩy đà tăng của chỉ số.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 2,62 điểm (0,25%) về 1.041,08 điểm, VN30-Index giảm 2,01 điểm (0,19%) về 1.038,39 điểm.
VN-Index nhìn chung vẫn duy trì biến động giằng co thể hiện qua các nhịp trồi sụt quanh tham chiếu. Dòng thép diễn biến tương đối khởi sắc với đà tăng đến từ loạt cổ phiếu trong ngành như HSG (+3,5%), VGS (+3,4%), TLH (+2,6%), NKG (+2,2%), HPG (+2%), TVN (+1,9%), TNA (+1,3%), HMC (+1%), ...
Tính đến 9h50, VN-Index giảm 3,82 điểm (0,37%) còn 1.039,88 điểm, HNX-Index giảm 0,26 điểm (0,13%) xuống 204,24 điểm, UPCoM-Index tăng 0,81 điểm (1,05%) đạt 78,01 điểm.
Sau phiên đỏ lửa đầu tuần, VN-Index mở cửa xanh nhẹ hơn 1 điểm. Tuy nhiên lực cung tăng dần sau 9h30 khiến chỉ số chính lại rơi vào vùng giá đỏ.
Chuyển động của các nhóm ngành đa phần là phân hóa, riêng nhóm bất động sản diễn biến tiêu cực nhất với NVL giảm sàn, cùng với hai cổ phiếu vốn hóa lớn "họ Vingroup" là VIC và VHM giảm gần 2%, từ đó gây áp lực lên chỉ số chung.
Đợt điều chỉnh vừa qua khiến nhiều cổ phiếu rơi vào trạng thái cắt lỗ. Kể từ mức đỉnh gần nhất, VN-Index đã giảm 8,5% nhưng nhiều cổ phiếu có mức giảm mạnh hơn khiến nhà đầu tư buộc phải bán ra khiến chỉ số chính xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ mạnh, gần nhất là mốc 1.040 điểm.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ phiên đầu tuần 13/2 đồng loạt đi lên khi nhà đầu tư chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 sắp được công bố vào sáng 14/2. Số liệu lạm phát sẽ có ảnh hưởng lớn tới quyết định lãi suất của Fed.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 377 điểm, tương đương 1,11%, và kết phiên ở 34.246 điểm. Đây là phiên tích cực nhất của chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này từ đầu tháng 2 đến nay. Microsoft dẫn đầu đà tăng của Dow Jones khi đi lên 3,1%. Nike và Salesforce cùng thêm 2,4%, Intel tăng 2,7%. S&P 500 tăng 1,14% lên 4.137 điểm, Nasdaq Composite thêm 1,48% lên 11.892 điểm.