Lý do của vấn đề này là vì thuế thu được tăng chậm và những cuộc nghỉ hưu hàng loạt sắp diễn ra trong thế hệ "những người được sinh trong giai đoạn khoảng từ 1946 -1964", làm gia tăng thêm gánh nặng tài chính của chính phủ.
Viện Nghiên cứu khoa học Tài Chính Trung Quốc, một "think-tank" được chính phủ tài trợ, dự báo thâm hụt ngân sách sẽ lên tới 10,65 nghìn tỷ nhân dân tệ, gấp 2,3 lần ước tính cho năm 2021.
Cuộc khủng hoảng của tập đoàn Evergrande ở Trung Quốc đã làm sáng tỏ tình trạng của thị trường bất động sản nước này và những rủi ro tiềm ẩn về nợ của các doanh nghiệp. Chính phủ vừa nỗ lực cắt giảm tiêu thụ năng lượng, làm cho Tesla lẫn Apple phải tạm ngưng sản xuất, tạo nguy cơ làm lung lay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hồi năm 2020, Trung Quốc buộc tung ra gói cứu trợ kinh tế bao gồm đợt phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt với tổng giá trị 1.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương 154,6 tỉ USD) và 3.750 tỉ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt trong nước để giúp hạn chế tác động của đại dịch COVID-19 và giải cứu các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc Vụ viện Trung Quốc cũng đưa ra dự báo đại dịch Covid-19 làm giảm thuế thu từ kinh tế. Sự thâm hụt này được dự kiến tăng khoảng 30% kể từ năm 2023, làm ảnh hưởng thu ngân sách nghiêm trọng.
Trong khi đó, dự chi ngân sách tiếp tục tăng thêm 7% tới 8% vì sự già hóa dân số làm gánh nặng an sinh xã hội lớn dần. Điều này cộng với việc tăng chi tiêu công cho các biện pháp y tế và vệ sinh để đối phó với đại dịch Covid-19 khiến bức tranh tài khóa ảm đạm.
Chính quyền đang cân nhắc tăng tuổi hưu để giảm thiểu tác động của dân số già. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không được sự ủng hộ của dân chúng. Trên mạng xã hội Weibo đã xuất hiện nhiều bài đăng phản đối chính sách này.
Những người trẻ tuổi đang gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm sợ rằng việc tăng tuổi hưu khiến cho vấn đề tìm việc làm trở nên khó khăn hơn nhiều. Các biện pháp luẩn quẩn để kiềm chế chi tiêu phúc lợi có nguy cơ dẫn đến phản ứng dữ dội trong công luận.