Ngày 1/11, VN-Index bắt đầu chuỗi hồi phục khi rơi xuống vùng 1.020 điểm. Chỉ số đi lên với độ dốc giống như cách rơi xuống với mức tăng hơn 100 điểm sau 3 tuần. Tuần trước 13 - 17/11, VN-Index gặp khó trước ngưỡng cản 1.130 điểm và đảo chiều trở lại vùng 1.100 điểm.
Mở cửa tuần này, chứng khoán đỏ lửa sau thông tin công bố kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB cuối tuần trước. Nhưng lực cầu gia tăng giúp chỉ số đóng cửa trong sắc xanh, lực hồi tiếp diễn hai phiên sau đó (21 – 22/11).
Nhìn lại chuỗi phiên hồi phục vừa qua, VN-Index có mức tăng khoảng 10% như nêu trên, song nhiều cổ phiếu có hiệu suất 30 – 50% kể từ vùng đáy. Những nhà đầu tư tham gia “bắt đáy” trong nhịp giảm vừa đã có quả ngọt. Trong khi mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 12 tháng hiện nằm trong khoảng 5 – 6%. Quyết định bắt đáy mang lại thành quả bằng 7 – 10 năm gửi tiết kiệm.
Thống kê giai đoạn (31/10 – 22/11), xét trên những cổ phiếu có thanh khoản đạt trên 100.000 đơn vị giao dịch mỗi phiên, sàn HOSE có 22 mã tăng giá trên 30%, chiếm ưu thế là nhóm tài chính, chứng khoán, bất động sản.
Cổ phiếu EVF của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực dẫn đầu về tỷ lệ tăng giá trên sàn HOSE, từ 11.000 đồng/cp lên 16.700 đồng/cp, tương ứng hiệu suất gần 52%. Dù không thành công trong đợt phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu khi lượng cổ phiếu “ế” chiếm khoảng 2/3 lượng chào bán, nhưng mã chứng khoán này có nhiều phiên tăng trần những ngày gần đây và đang giao dịch trên vùng giá đỉnh lịch sử.
Theo sau cổ phiếu EVF là ba mã ngành chứng khoán là CTS (46,13%), VIX (42,74%), BSI (38,86%). Những cổ phiếu khác cùng ngành cũng đem lại tỷ suất lợi nhuận trên 30% như FTS, AGR, VND, VCI.
Song hàng với nhóm chứng khoán, cổ phiếu bất động sản khởi sắc với nhiều cái tên đạt tỷ lệ tăng trên 30% từ mức thấp nhất một tháng qua như PDR (36,52%), SZC (36,42%), NVL (34,5%). Các đại diện khác hồi phục trên 30% có VPH, DIG, DXS, NHA. Hai cổ phiếu xây dựng là CTD và LCG cũng trăng trên 30%.
Sàn HNX có phần giảm nhiệt hơn khi số mã có tỷ lệ tăng trên 30% chỉ bằng 1/3 con số ghi nhận trên sàn HOSE. Cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội dẫn đầu với tỷ lệ tăng 42,64%. Theo sau đó vẫn đại diện của nhóm chứng khoán (MBS, VIG, EVS), xây dựng - vật liệu xây dựng (VC7, DTD).
Tại thị trường UPCoM, 3/5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất giai đoạn vừa qua đến từ nhóm chứng khoán (BMS, TCI, AAS) với tỷ lệ tăng trong khoảng 25 – 30%.
Diễn biến tích cực của hai cổ phiếu mang tính thị trường cao là chứng khoán, bất động sản đi kèm thanh khoản cải thiện là một chỉ báo cần lưu tâm. Theo ông Hồ Hữu Tuấn Hiếu, chuyên gia chiến lược thị trường của SSI Research, diễn biến của nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, thép sẽ là những tín hiệu quan trọng, xác nhận xu hướng tiếp theo của VN-Index.
Với diễn biến có phần khởi sắc của thị trường, các công ty chứng khoán đang dần thay đổi quan điểm trong khuyến nghị gửi tới nhà đầu tư theo chiều hướng lạc quan hơn.
Trong báo cáo mới nhất gửi nhà đầu tư, khối phân tích của VCBS đưa quan điểm, nhà đầu tư tiếp tục duy trì chiến lược giao dịch ngắn hạn với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục và tạm thời chưa cần hạ tỷ trọng cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần hạn chế giải ngân mới đối với những cổ phiếu chỉ mới nhen nhóm xuất hiện tín hiệu vượt đỉnh cũ.
Còn theo quan điểm của Yuanta Việt Nam, thị trường vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên chỉ số VN-Index vẫn có thể sẽ sớm vượt đường trung bình 50 phiên, đặc biệt dòng tiền sẽ chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.
Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn được Yuanta Việt Nam khuyến nghị