Doanh nhân

Ông Trump chính thức áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thị trường tài chính lại chao đảo

Tóm tắt:
  • Mỹ áp thuế cao kỷ lục lên hàng Trung Quốc, gây chao đảo thị trường chứng khoán toàn cầu.
  • Chứng khoán Mỹ giảm sâu, S&P 500 mất gần 19% giá trị từ đỉnh gần nhất.
  • Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức thuế lên tới 104%.
  • Canada và EU phản ứng bằng cách áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ.
  • Ông Trump tiếp tục đàm phán với đồng minh nhưng không ưu tiên đối thoại với Trung Quốc.

Chứng khoán Mỹ sụt giảm nghiêm trọng sau tuyên bố áp thuế

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên thứ Ba, đánh dấu ngày giảm thứ tư liên tiếp kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố loạt thuế quan mới. Chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới mốc 5.000 – lần đầu tiên sau gần một năm – và đã mất gần 19% giá trị so với đỉnh gần nhất hôm 19/2. Mức giảm này tiệm cận ranh giới 20% thường được xem là dấu hiệu thị trường “gấu” (bear market).

Chỉ trong 4 ngày, các công ty thuộc chỉ số S&P 500 đã mất tới 5.800 tỷ USD giá trị vốn hóa – cú rơi sâu nhất kể từ khi chỉ số này được thành lập vào những năm 1950. Thị trường từng kỳ vọng ông Trump sẽ nhượng bộ phần nào với các rào cản thương mại đang dựng lên, nhưng diễn biến thực tế lại đi theo hướng ngược lại.

Không chỉ ở Mỹ, chứng khoán Nhật Bản và các thị trường châu Á khác cũng chuẩn bị cho làn sóng bán tháo mới, khi thuế suất 104% chính thức có hiệu lực sau nửa đêm theo giờ Mỹ.

Dù cứng rắn với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump đang tích cực xúc tiến đàm phán với các đối tác thân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản và sắp tới là Ý – khi Thủ tướng Giorgia Meloni sẽ thăm Mỹ trong tuần tới. Ông Trump khẳng định: “Đây là các thỏa thuận được điều chỉnh rất kỹ lưỡng” và tuyên bố đã nhận được đề nghị đàm phán từ hơn 70 quốc gia.

Tuy vậy, Nhà Trắng cũng nhấn mạnh các mức thuế đặc biệt – lên tới 50% đối với từng quốc gia – sẽ chính thức được áp dụng đúng lịch vào 0h01 sáng 9/4(giờ miền Đông). Trung Quốc là nước bị ảnh hưởng nặng nhất, với mức thuế lên đến 104%, sau khi Bắc Kinh đáp trả bằng thuế quan riêng tuần trước.

Chính quyền Mỹ khẳng định sẽ không ưu tiên đàm phán với Trung Quốc, mà tập trung vào các đồng minh chiến lược. Cách tiếp cận “đơn lẻ” này còn tính đến yếu tố viện trợ quân sự và hợp tác kinh tế, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt.

Ông Trump chính thức áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, thị trường tài chính lại chao đảo - 1

Người dân, doanh nghiệp Mỹ và các nước đang phản ứng thế nào?

Kết quả khảo sát của Reuters/Ipsos cho thấy 3/4 người dân Mỹ tin rằng giá cả sẽ tăng sau khi các mức thuế mới có hiệu lực. Nhiều doanh nghiệp đã có động thái ứng phó: hãng sản xuất chip Micron thông báo sẽ áp thêm phụ phí liên quan đến thuế, còn các nhà bán lẻ quần áo trì hoãn đặt hàng và ngừng tuyển dụng.

Một đôi giày thể thao sản xuất tại Việt Nam hiện có giá 155 USD, nhưng dự kiến sẽ tăng lên 220 USD khi mức thuế 46% của Mỹ áp vào nước này có hiệu lực. Người tiêu dùng Mỹ tranh thủ tích trữ hàng hóa, từ đậu hộp đến bột mì, trước khi giá tăng.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết tác động tăng giá sẽ chưa xuất hiện ngay, bởi hàng hóa đang trên đường vận chuyển sẽ chưa bị áp thuế mới.

Canada tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên một số loại ô tô nhập từ Mỹ từ sau nửa đêm, như một phản ứng trực diện trước chính sách của ông Trump. Thủ tướng Canada Mark Carney khẳng định: “Tổng thống Trump đã gây ra cuộc khủng hoảng thương mại này – và Canada sẽ phản ứng dứt khoát.”

Dù được miễn thuế trong đợt áp mới, Canada và Mexico vẫn chịu các loại thuế cũ, nhưng phần lớn hàng hóa tuân theo hiệp định thương mại ba bên vẫn được miễn trừ.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang cân nhắc đánh thuế trả đũa 25% lên nhiều mặt hàng Mỹ như đậu nành, các loại hạt và xúc xích, dù rượu whisky Mỹ chưa bị đưa vào danh sách. EU đang chật vật ứng phó với thuế nhập khẩu lên xe và kim loại, và có thể sẽ phải chịu thêm 20% thuế cho một số mặt hàng vào ngày thứ Tư. Ông Trump còn đe dọa sẽ đánh thuế lên cả rượu mạnh châu Âu.

Việc Mỹ đơn phương áp đặt thuế quan diện rộng đang phá vỡ trật tự thương mại toàn cầu đã tồn tại hàng chục năm. Các nhà sản xuất Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài, tìm cách chuyển nhà máy ra nước ngoài để đối phó với thuế Mỹ. Tập đoàn tài chính Citi đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc năm 2025 từ 4,7% xuống còn 4,2%.

Trong khi đó, ông Trump tiếp tục tuyên bố sẽ sớm áp thuế mạnh lên thuốc nhập khẩu, với mục tiêu buộc các công ty dược phải đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ. Lĩnh vực dược phẩm châu Âu cũng lên tiếng cảnh báo rằng chính sách thuế của Mỹ sẽ khiến ngành này dời trụ sở khỏi châu Âu, chuyển hướng sang thị trường Mỹ.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Bản đồ đầu tư bất động sản phía Nam gọi tên địa hạt mới

Những tín hiệu phục hồi rõ nét thời gian gần đây cho thấy thị trường bất động sản đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới đầy kỳ vọng. Tại phía Nam, làn sóng đầu tư đang dịch chuyển mạnh về Tây Bắc TP HCM - nơi một cực tăng trưởng mới đang dần hình thành. Trong đó, Đức Hòa (Long An) nổi lên như điểm sáng với lợi thế vượt trội về quy hoạch, hạ tầng và sự hiện diện của những “ông lớn” bất động sản.