Rau ngót có tác dụng gì?
Báo Lao động dẫn lời bác sĩ Lê Thân trong sách "Thuốc ở quanh ta" cho biết, trong trong lá rau ngót có hàm lượng vitamin C rất cao (185mg%). Người cần nhiều vitamin C trong chế độ dinh dưỡng, có thể hàng ngày ăn một lượng vừa phải lá rau ngót luộc tái, uống cả nước luộc là cách bổ sung vitamin C rất tốt và cũng rất rẻ.
Lá và rễ rau ngót tác dụng làm mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Thường dùng chữa ban sởi, ho, sốt cao, bí tiểu, tưa lưỡi.
Phụ nữ mới sinh con nên ăn nhiều rau ngót, vì nó có tác dụng thanh nhiệt, mát huyết.
Khi làm thuốc thường chọn những cây rau ngót đã sống 2 năm trở lên, hái lá tươi về dùng ngay.

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của người Việt
Ăn rau ngót hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Đoàn Hồng – Chuyên khoa Dinh dưỡng cho biết, mặc dù cây rau ngót nhiều tác dụng đối với sức khỏe, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có màu xanh đậm có thể gây tác dụng phụ như suy giảm chức năng phổi nghiêm trọng.
Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều rau ngót cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, cản trở quá trình hấp thu canxi, chán ăn.
Do đó, bạn không nên ăn rau ngót hàng ngày, thay vào đó bạn chỉ nên ăn rau ngót với một lượng tối đa 50g/ngày và không ăn liên tục trong thời gian dài, bên cạnh đó, bạn nên ăn kết hợp nhiểu loại rau xanh khác nhau để có một chế độ ăn uống cân bằng.
Mặc dù rau ngót rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa hơn, tuy nhiên rau ngót vẫn có nhiều tác dụng phụ như gây ngộ độc, chán ăn, mất ngủ, giảm hấp thụ canxi, phốt pho,… Do đó các mẹ sau sinh nên ăn rau ngót tối đa 50g/ngày và không ăn liên tục trong thời gian dài.