![]() |
Sao chổi mới được phát hiện SWAN25F sẽ đến điểm gần nhất với mặt trời vào ngày 1/5, nhưng nhiều thông tin chi tiết về vật thể sáng này vẫn chưa rõ ràng. (Ảnh: Michael Jäger/Gerald Rhemann) |
Sao chổi mới có tên là SWAN25F, được nhà thiên văn học nghiệp dư người Úc Michael Mattiazzo phát hiện vào ngày 1/4 vừa qua. Ông đã phát hiện sao chổi này trong những bức ảnh được chụp bởi camera SWAN trên tàu vũ trụ Đài quan sát Mặt trời và Nhật quyển (SOHO) của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Nhiều nhà thiên văn học cũng xác nhận sự tồn tại của SWAN25F, nhưng sao chổi này vẫn chưa được Trung tâm Tiểu hành tinh của NASA chính thức công nhận. Do đó, vẫn còn nhiều điều chưa được biết về nó như kích thước, nguồn gốc, khoảng cách, tốc độ và quỹ đạo của vật thể này.
Nhưng các nhà nghiên cứu đã phân tích quỹ đạo của nó qua hệ mặt trời và tin rằng nó sẽ đạt đến điểm gần nhất với mặt trời vào ngày 1/5 tới và đạt khoảng cách tối thiểu so với Trái đất khoảng 50 triệu km.
Các quan sát ban đầu về SWAN25F cho thấy sao chổi này có cấp sao khoảng +10, nhưng độ sáng của nó nhanh chóng giảm xuống dưới +8.
"Sao chổi này dường như sáng lên khá nhanh", Nick James , giám đốc bộ phận sao chổi tại Hiệp hội Thiên văn học Anh, cho biết.
"Vẫn còn quá sớm để dự đoán độ sáng cực đại sẽ là bao nhiêu. Chúng ta cần thêm vài ngày quan sát nữa để xác nhận xu hướng hiện tại".
Sao chổi này hiện có thể được nhìn thấy bằng một cặp ống nhòm ngắm sao hoặc một kính thiên văn tốt, EarthSky.com đưa tin. Trang web này cũng đã lập bản đồ nơi có thể nhìn thấy sao chổi trong vài ngày tới.