Tài chính

VN-Index giảm gần 50 điểm rồi hồi phục, lấy lại mốc 1.100 điểm

Tóm tắt:
  • Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm sâu khi VN-Index có lúc xuống dưới 1.100 điểm.
  • Chỉ số VN-Index đã giảm hơn 14% từ đầu năm và nhiều cổ phiếu đang lao dốc.
  • Áp lực bán ra lan rộng, khiến cả cổ phiếu tốt và xấu giảm giá theo hiệu ứng đám đông.
  • Tác động từ thuế quan của Mỹ có thể làm xuất khẩu Việt Nam giảm từ 20-25% trong kịch bản xấu nhất.
  • Nhóm ngành xuất khẩu cao như thủy sản và bất động sản KCN sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ các biện pháp thuế này.

Áp lực bán tiếp tục áp đảo sức cầu bắt đáy trên thị trường chứng khoán, qua đó khiến đa số các cổ phiếu tiếp tục lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp. Sau khi giảm kỷ lục 88 điểm trong phiên 3/4, chỉ số VN-Index liên tục giảm sâu 3 phiên liên tiếp sau đó. Trong phiên 8/4, chỉ số này giảm thêm gần 80 điểm. Vào đầu giờ sáng nay 9/4, chỉ số này có lúc giảm gần 50 điểm, xuống sâu dưới ngưỡng 1.100 điểm.

Tính tới 9h30, VN-Index giảm hơn 46 điểm xuống 1.086 điểm (tương đương mức giảm 4,1%). Chỉ số VN30 giảm 3,84% xuống 1.152 điểm.

Số mã giảm giá tiếp tục áp đảo, với  360 mã đỏ, trong đó có 150 mã giảm sàn. Chỉ có 23 mã tăng giá.

Trong nhóm 30 cổ phiếu VN30, chỉ có Vingroup (VIC) do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ tịch tăng 200 đồng lên 55.300 đồng và Vinhomes (VHM) tăng 100 đồng lên 47.100 đồng/cp, Sabeco (SAB) tăng nhẹ 50 đồng lên 4.650 đồng/cp, còn lại các mã khác đều giảm.

Nhiều mã trụ cột tiếp tục giảm sàn, với đa số trắng bên mua như: BCM, GVR, HPG, MSN, PLX, SSI, BVH.

Thị trường tiếp tục rơi vào tình cảnh bán trên diện rộng, cổ phiếu tốt xấu đều đồng loạt giảm theo hiệu ứng đám đông, áp lực giải chấp, bán chéo… Một số mã ngành được cho là không chịu ảnh hưởng nhiều như ngân hàng, tiêu dùng… cũng đồng loạt giảm.

Rất nhiều mã, bao gồm cả những cổ phiếu bluechips đã xuống mức thấp hơn đáy xác lập hồi Covid-19 khi chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng 900 điểm hồi tháng 3/2020.

Tới 10h sáng 9/4, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm hơn 15 điểm (-1,3%) xuống 1.118 điểm. Giao dịch trở nên sôi động.

Đến 10h5', chỉ số này bất ngờ đảo chiều 'xanh' trở lại, VN-Index tăng gần 5 điểm.

Đến 10h17, thị trường chứng kiến diễn biến ngược lại khi VN-Index quay đầu giảm hơn 14 điểm, xuống mức 1.118 điểm.

Tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 14%.

Một số lãnh đạo các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư cho rằng thuế quan có tác động tiêu cực nhưng không có lý do gì thị trường phản ứng xấu như vậy và đây là thời điểm bắt đáy mua vào cổ phiếu.

Tuy nhiên, giám đốc môi giới một công ty chứng khoán cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn chưa có tín hiệu tích cực. Trạng thái thái thị trường vẫn còn tiềm ẩn rủi ro từ áp lực giải chấp. Áp lực bán ra theo hiệu ứng dây chuyền, khó kiểm soát. Nhiều người đang liên tưởng tới cú giảm sốc hồi Covid vào tháng 3/2020 và cú giảm vì tác động trên thị trường trái phiếu hồi năm 2022.

Trump2.jpg
Chính sách thuế của ông Trump khiến chứng khoán toàn cầu chao đảo. Ảnh: CNBC

Theo đó, các tin xấu liên tục xuất hiện sau đó đã khiến thị trường không ngừng giảm. Như hồi năm 2020, phiên giảm mạnh đầu tiên vào 9/3 nhưng mãi đến 30/3, thị trường mới chính thức tạo đáy. Gần một tháng giảm liên tiếp đã khiến không ít người bắt đáy thua lỗ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm mạnh như trên thế giới trong bối cảnh giới đầu tư nín thở đợi ngày 9/4, mốc thời gian ông Trump chốt áp thuế đối ứng cao lên nhiều đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.

Với 4 phiên giảm sâu, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt đã mất khoảng 50 tỷ USD.

Theo kế hoạch, Mỹ sẽ tăng thuế quan với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 104% từ ngày 9/4. Ban đầu Mỹ tuyên bố áp thuế quan tăng 34% từ ngày 9/4 như một phần trong gói thuế đối ứng của Trump. Nhưng Tổng thống Trump đã áp thuế bổ sung thêm 50% sau khi Bắc Kinh không từ bỏ thuế trả đũa 34% đối với hàng hóa Mỹ trước trưa ngày 8/4. 

Với Việt Nam, đại diện Chính phủ đang có mặt tại Mỹ để đàm phàn về mức thuế 46% do ông Trump công bố. Việc áp mức thuế cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán trong những ngày tới.

Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Chứng khoán VnDirect cho rằng, thuế đối ứng 46% của Mỹ có thể gây ảnh hưởng lớn đến triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong kịch bản xấu nhất, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ có thể giảm từ 20-25%, kéo theo tổng xuất khẩu năm 2025 giảm 9-11% so với kịch bản không bị áp thuế, qua đó khiến tăng trưởng GDP thấp hơn khoảng 2-3%. Ngược lại, nếu mức thuế sau đàm phán được hạ xuống 20-25%, tác động được giảm thiểu, với mức giảm xuất khẩu sang Mỹ chỉ khoảng 5-10% và tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 3-5%. Trong trường hợp này, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2025 vẫn có thể đạt 6-7% so với cùng kỳ, và tác động làm GDP thấp hơn khoảng 0,5-1,0 điểm % so với kịch bản không bị áp thuế. Kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán thương mại do Phó Thủ tướng Việt Nam chủ trì.

Nhóm ngành có thị phần xuất khẩu sang Mỹ cao sẽ chịu ảnh hưởng lớn như: Thủy sản, gỗ và bất động sản KCN. Cụ thể, lĩnh vực thủy sản có thể đối mặt với nhu cầu và biên lợi nhuận suy giảm, nhóm ngành gỗ hứng chịu sự thay đổi nguồn cung ứng, và nhóm bất động sản KCN có thể chứng kiến sự trì hoãn đầu tư vốn FDI. Ngược lại, nhóm hạ tầng giao thông, ống nhựa xây dựng và phân bón dự kiến sẽ chịu tác động tối thiểu.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Thuế quan của Mỹ gây thách thức lớn tới Việt Nam, ADB dự báo tăng trưởng GDP 2025 đạt 6,6%

Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam dự báo, môi trường kinh tế toàn cầu thay đổi, chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các tuyên bố về mức thuế gần đây của Mỹ và căng thẳng địa chính trị, đặt ra những thách thức lớn đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng hướng đến xuất khẩu.

Ông Nguyễn Duy Hưng: "Đã đến lúc bắt đáy"

Mới đây (sáng 9/4) trên trang Facebook cá nhân, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Chứng khoán SSI, đăng dòng chia sẻ: “Thuế quan tác động tiêu cực nhưng không có lý do gì thị trường phản ứng như tận thế, đã đến lúc bắt đáy!”

Ứng dụng AI Agents nâng tầm giải VnExpress Marathon

Bắt tay FPT, VnExpress triển khai trợ lý ảo AI Agents giúp tự động hóa tư vấn thông tin về các giải chạy marathon, giảm tải vận hành từ đăng ký, tra cứu đến nhận mã QR, mang đến những trải nghiệm của một giải thể thao đẳng cấp và chuyên nghiệp.

Bộ Y tế vào cuộc vụ nghi ngộ độc thực phẩm hàng chục người mắc ở Đồng Tháp

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được báo cáo sơ bộ từ Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp sau khi dùng bữa trưa do một cơ sở cung cấp suất ăn tại TP Cao Lãnh chế biến. Vụ việc khiến 33 người, gồm học sinh, giáo viên và tình nguyện viên, có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.

Tin xem nhiều