Kỹ năng sống

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo

Nhắc đến chợ Bình Tây (chợ Lớn) - chợ đầu mối quy mô bậc nhất khu vực miền Nam, chắc hẳn người dân Sài Gòn nào cũng không khỏi trầm trồ về độ sầm uất, mà còn bởi kiến trúc có một không hai và những giá trị văn hóa ẩn giấu của khu chợ này. Với bề dày lịch sử trăm tuổi này, hiếm ai biết được khu chợ này là do chính một đại gia giàu có của Sài Thành bỏ tiền ra xây dựng.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 1.

Chợ Bình Tây có quy mô lớn bậc nhất Sài Gòn và kiến trúc Pháp - Hoa hết sức đặc sắc.

Ông chính là Quách Đàm, tên thật là Diệm, vốn người Triều Châu, Trung Quốc. Ông tuy giàu có nhưng vì sinh sau đẻ muộn nên vị tỷ phú người Hoa này chưa được dân gian liệt vào một trong tứ đại cự phú của Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20 (gồm Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và Chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Công bằng mà nói, nếu xét về sự giàu có và danh tiếng trong giới thượng lưu Sài Gòn xưa thì Quách Đàm chỉ đứng sau Chú Hỏa.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 2.

Quách Đàm thời trẻ (bên trái).

Đặc biệt, Quách Đàm cũng có một khởi đầu khá giống vị đại phú hộ Chú Hỏa khi ông cũng phải quang gánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm khu vực Chợ Lớn để mua bán ve chai. Không nhà cửa, người thân thích, ông cứ đi mua bán cả ngày, tối về lại kiếm mái hiên ở chợ Lớn ngủ.

Mưu sâu kế cao giúp một gã lang thang thành bậc cự phú thế kỷ 20

Dù chỉ làm nghề ve chai, tích góp được chút ít lại bị bọn xấu ngoài đường trấn lột, cướp bóc, nhưng ý chí làm giàu vẫn sục sôi, thúc đẩy ông làm lụng chăm chỉ. Đến khi dồn lại được chút vốn, ông nhanh trí chuyển đổi ngay sang buôn bán các mặt hàng lạ hiếm, như da trâu, vi cá. Ông đi khắp nơi thu mua mặt hàng này rồi bán ra nước ngoài. Nghề này kiếm rất khá nên phất lên nhanh, ông thậm chí thuê một căn nhà ở đường Hải Thượng Lãn Ông làm trụ sở kinh doanh.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 3.

Tượng ông Quách Đàm.

Vài năm sau nữa, Quách Đàm có được số vốn lớn nên mướn thêm một căn phố ở chợ Kim Biên ngày nay. Ngôi nhà gần con rạch, thông ra kênh Tàu Hủ nên ông Quách chuyển sang thu mua lúa gạo ở các tỉnh miền Tây. Dần dần nhờ tài năng, ông đã trở thành nhà thầu cung cấp gạo lớn nhất nhì Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thế hệ sau khi nhắc đến vị đại gia này không thể không kể đến những mẩu chuyện làm nên tên tuổi một vị doanh nhân đầy tài trí, với những bí thuật và mưu mẹo kinh doanh thú vị.

Trong cuốn Sài Gòn năm xưa có kể lại: "Lúc Quách Đàm còn nghèo khổ, gánh ve chai hay nằm ngủ trưa ở bến Chương Dương. Đàm thường hay bị một “đại ca” phu vác lúa tới trấn lột thẻ thuế thân và bắt chuộc tiền, do Đàm nghèo nên số tiền “đại ca” bắt chuộc không lớn, thường chỉ 5 xu, 1 hào, bằng bữa cơm hay bữa trà, Đàm vẫn ngoan ngoãn nộp đủ, không dám hó hé hay cãi lại. Sau này thành nghiệp lớn, Đàm không hề trả thù kẻ trấn lột cũ mà còn sai người gọi lại ân cần nhận vào làm việc, cho làm cạp rằng cai quản hết thảy đám phu khuân vác lúa ở khu vực bến Chương Dương. Cách hành xử y như Hàn Tín không hề trả hận kẻ bắt mình lòn trôn năm xưa không chỉ cho thấy Quách Đàm biết đại xá bỏ qua thù oán cũ mà còn biết dùng người đúng chỗ, đúng lúc, chẳng trách những kẻ có chút tài đều muốn xin về làm dưới trướng."

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 4.

Chợ Lớn xưa và nay đều giữ được nét kiến trúc đặc sắc hiếm có khu chợ nào tại Việt Nam sánh bằng.

Một câu chuyện khác có được ghi lại: Sau khi hạ lệnh thu gom một số lượng lúa rất lớn ở miền Tây chất đầy trong các kho lẫm, chành gạo để chuẩn bị xuất qua Singapore thì Quách Đàm hay tin hàng bị dội, đối tác không thể thu mua và giá sẽ hạ rất thấp. Ông vẫn hạ lệnh cho thủ hạ tăng cường mua lúa, thậm chí trả giá cao thêm để thu mua tiếp, đồng thời nhờ đối tác bên Singapore gửi điện qua hối thúc thu mua vì giá gạo sẽ tăng cao nữa và tìm cách để lộ thông tin này.

Các đối thủ của ông Quách Đàm lập tức ồ ạt tung tiền tranh mua lúa cho đến khi đầy kho mới tá hỏa biết rằng đã mua phải chính lúa do Đàm bí mật bán ra và gánh khoản lỗ khổng lồ thay cho ông Đàm, còn ông Đàm chỉ nằm nhà rung đùi hút thuốc phiện mà thoát lỗ còn kiếm lời nhờ bán lúa giá cao cho đối thủ. Chiêu "Khổng Minh mượn tiễn" này và nhiều chiêu trò khác của ông Đàm về sau các "vua lúa gạo" miền Nam như Mã Hỉ cũng nhiều lần học hỏi và áp dụng.

Trong làm ăn Quách Đàm nhiều mưu mẹo nhưng về đời sống ông rất được dân chúng quý mến vì thường xuyên giúp đỡ người nghèo. Ông mở quỹ từ thiện rồi cùng gia đình phân phát khắp nơi.

Chủ nhân của ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn

Năm 1925, chánh tham biện Chợ Lớn thấy khu vực này đất chật người đông nên muốn mở rộng thêm địa giới ra khu vực ngoại thành, bèn hỏi điền chủ một khu vực đất hàng chục mẫu giáp ranh thì nhận được cái giá khá chát. Quách Đàm biết tin, bèn đưa ra đề nghị hiến tặng ba mẫu đất, bỏ cả tiền ra xây một cái chợ thật lớn, đổi lại chỉ xin xây hai dãy nhà phố quanh chợ và được dựng tượng mình trong chợ.

Cách làm này giống như chú Hỏa - Hui Bon Hoa - đã làm ở khu vực chợ Bến Thành năm 1914. Tuy nhiên, “chú Hỏa” không bỏ tiền xây chợ, còn “chú Đàm” thì không những hiến đất làm chợ mà còn góp tiền dựng chợ!

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 5.

Một trong những yêu cầu của Quách Đàm khi xây chợ là đặt tượng của ông ở chính giữa chợ.

Giàu "nứt đố đổ vách", ông mua khu đất ruộng rộng lớn còn hoang hóa ở vùng Bình Tây (quận 6 ngày nay) rộng 17.000 m2. Với khu đất này, Quách Đàm tính toán xây dựng một khu chợ lớn nhất Nam bộ. Ông cho người thiết kế khu chợ theo lối Pháp - Hoa kết hợp, tạo các gian hàng rập khuôn rồi mời các tiểu thương vào buôn bán.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 6.

Chợ Bình Tây năm 1966-1967. Ảnh:R. Mahoney.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 7.

Chợ Bình Tây năm 1991. Ảnh: Hans-Peter Grumpe.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 8.

Quag cảnh tại hàng lang tầng hai của chợ Bình Tây năm 1966. Ảnh: Doi Kuro.

Mọi thiết kế, nhân lực, tiền của đã chuẩn bị xong thì năm 1927, Quách Đàm qua đời. Việc xây dựng dời lại một năm sau và đến năm 1930 chợ mới hoàn thành. Chợ mới mang tên Bình Tây nhưng hầu hết người Nam bộ đều gọi nó bằng cái tên Chợ Lớn mới, thay cho chợ Lớn cũ bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn.

Sau khi qua đời, cơ nghiệp nhà họ Quách được 2 con trai thay nhau quản lý. Các con của Quách Đàm giống cha tiếp tục đứng ra bảo lãnh nhiều ngành hàng có nguy cơ đổ nợ. Trong số đó có "Ngân hàng Đông Dương", nhà băng lớn nhất miền Nam lúc bấy giờ. Nhưng do gặp đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam bị ảnh hưởng, các nhà buôn thi nhau vỡ nợ khiến nhà băng phá sản kéo theo kho gia tài nhà họ Quách sụp đổ.

Gần 100 năm hình thành và phát triển, chợ Bình Tây ngày nay đã phát triển khá hoành tráng về quy mô, cũng như chủng loại hàng hóa. Tuy các siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên dày đặc nhưng nơi này vẫn giữ được vị thế của một chợ đầu mối bán buôn lớn hàng đầu ở TP HCM. Chợ Bình Tây được xây dựng mang phong cách kiến trúc Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn xưa.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 9.
Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 10.

Chợ mang phong cách kiến trúc Trung Hoa với mái ngói âm dương và rồng chầu nguyệt trên mái nhưng mang nhiều nét hoa văn cách tân hiện đại.

Sau 1975, tượng Quách Đàm ở chợ Bình Tây bị tháo dỡ, sau nhiều năm nằm kho tại Phòng Văn hóa Thông tin quận 6, đến năm 2003 được dời về lại Bảo tàng Mỹ thuật. Biết tin này, các tiểu thương ở chợ mong muốn đưa pho tượng trở lại chỗ cũ nhưng bảo tàng không đồng ý, mà khuyên nên dựng tượng khác. Cuối cùng người ta quyên tiền dựng pho tượng mới hiện nay.

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 11.

Chợ Bình Tây cũng là chợ đặc biệt của Sài Gòn khi có sân rộng rãi trồng cây xanh ngay giữa lòng chợ. Ở đây cũng có cột cờ trước đây là tượng thờ ông Quách Đàm. Ảnh: VNP

Ông chủ khu chợ di sản lớn nhất Sài Gòn: Trưa vật vạ ở bến thuyền, tối lê la ngủ nhờ trước hiên nhà, thành bậc cự phú nhờ vô số mưu mẹo kinh doanh độc đáo - Ảnh 12.

Tiểu thương vẫn hằng ngày hương khói cho pho tượng vì không chỉ tri ơn ông Quách Đàm đã dựng nên ngôi chợ, mà họ còn xem ông như thần tài của giới buôn bán nơi này.

Chợ Bình Tây với nhiều lớp mái chồng, lợp bằng ngói, tạo nên kiến trúc độc đáo, cầu kỳ có một không hai ở các chợ Việt Nam. Năm 2017, UBND TP.HCM vừa có quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với kiến trúc nghệ thuật chợ

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm