Doanh nghiệp

‘Việt Nam có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực’

Ông Hardy Diec nhận định, để Việt Nam có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới, các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Tự do thương mại sẽ mang đến cơ hội lớn để phát triển thương mại xuyên biên giới cho Việt Nam. Ngoài ra, vị CEO cũng chia sẻ thêm về cách thức để các doanh nghiệp logistics khác ở Việt Nam phát triển mạng lưới, như FedEx từng áp dụng.

Ông Hardy Diec, CEO FedEx Express khu vực Đông Dương. Ảnh: NVCC

Ông Hardy Diec, CEO FedEx Express khu vực Đông Dương. Ảnh: NVCC

- Ông đánh giá thế nào về vai trò của ngành logistics trong thời điểm nhiều biến động như hiện nay?

- Chuỗi cung ứng đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và độ tin cậy, tính chính xác của nó cũng ngày càng chiếm vị trí quyết định. Cùng với đó, ngành logistics đã chứng minh được vai trò thiết yếu trong đại dịch, từ cung cấp các lô hàng chăm sóc sức khỏe then chốt như vaccine, thuốc men hay vận chuyển những kiện hàng thương mại điện tử đến tay người tiêu dùng cuối với số lượng lớn. Đại dịch cũng khiến hành vi của người tiêu dùng thay đổi khi thương mại điện tử sẽ tiếp tục là động lực mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu.

Do đó, chuỗi cung ứng đang hỗ trợ đắc lực đối với sự tồn tại, thành công và phát triển của doanh nghiệp, thay vì là một trong những tính toán để tối ưu hóa chi phí. Hiện nay, các doanh nghiệp định hướng lại chiến lược về chuỗi cung ứng cũng như chuyển sang cách tiếp cận phòng bị (just in case) để quản lý hàng tồn kho, nhằm thích ứng nhanh với các tình huống bất ngờ. Nếu có thể nhận được hàng và các vật phẩm quan trọng trước 10:30 sáng hoặc vào buổi trưa từ nhà cung cấp ở nước ngoài, các doanh nghiệp sẽ có khả năng cải thiện sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Đổi lại, điều này cũng đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ giao hàng gấp trong ngày, như FedEx International Priority Express (IPE).

- Thương mại điện tử bùng nổ đang góp phần lớn thúc đẩy logistics phát triển trong 2 năm qua. Theo ông, sự phát triển cộng hưởng của 2 ngành này ra sao?

- Nhu cầu thương mại điện tử xuyên biên giới được kỳ vọng tiếp tục phát triển ở Việt Nam và trong khu vực, kể cả khi đại dịch kết thúc. Thị trường này được dự báo tăng trưởng đến 300%, từ 13 tỷ USD vào năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025 khi lượng người dùng mua sắm online tăng lên. Do đó, nhu cầu đối với các mô hình logistics sáng tạo sẽ tăng lên để người dùng có một trải nghiệm từ trực tuyến đến trực tiếp liền mạch, hỗ trợ các doanh nghiệp đang thay đổi nhanh chóng sang hình thức bán hàng trực tuyến phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, thương mại điện tử và số hóa đóng vai trò như những cơ hội then chốt cho các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là để các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy tăng trưởng. Một yếu tố quan trọng để thành công với thương mại điện tử đã được chỉ ra trong sách trắng của FedEx, "Những siêu xu hướng của thương mại điện tử". Đó là biến mua sắm trực tuyến trở thành một trải nghiệm mang tính kết nối sâu thông qua các nền tảng. Điều này đồng nghĩa với trải nghiệm mua sắm đầu cuối suôn sẻ, từ thời điểm người tiêu dùng truy cập trang web hay mạng xã hội mua sắm đến thanh toán giỏ hàng và vận chuyển.

- Dựa vào những hiểu biết trên, các giải pháp được FedEx đưa ra để phát triển mạng lưới logistics là gì, thưa ông?

- Đầu tiên, việc đầu tư vào mạng lưới hàng không giúp chúng tôi thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Khi nhận thấy nhu cầu về vận chuyển hàng không nhảy vọt, chúng tôi bổ sung thêm 6 chuyến bay mới từ tháng 8/2021 nhằm tăng cường khả năng kết nối đến châu Âu và Mỹ dành cho các khách hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, tăng thêm gần 2.700 tấn công suất vận chuyển hàng hóa mỗi tuần.

Để đáp ứng các nhu cầu vận chuyển khác nhau về thương mại điện tử, FedEx đang cung cấp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nhiều lựa chọn khi sử dụng các phương thức vận tải khác nhau thông qua mạng lưới đường hàng không, đường biển và đường bộ. Bao gồm kết nối các thành phố trong khu vực cũng như trong nước thông qua Mạng lưới Đường bộ châu Á của FedEx (FedEx Asia Road Network - ARN) dài hơn 7.000 km, giúp vận chuyển đến 8 địa điểm chính: Hà Nội, Quảng Châu, Bangkok, Đà Nẵng, TP HCM, Penang, Kuala Lumpur và Singapore.

Chúng tôi cũng không ngừng tăng cường mạng lưới trong khu vực cũng như toàn cầu để kết nối với các thị trường cạnh tranh khác, từ đó giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. FedEx đang xây dựng các giải pháp trao quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam để dễ dàng thâm nhập vào thị trường thương mại xuyên biên giới, đặc biệt là thương mại điện tử.

FedEx tăng cường mạng lưới trong khu vực cũng như toàn cầu để kết nối với các thị trường cạnh tranh khác, giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. Ảnh: FedEx

FedEx tăng cường mạng lưới trong khu vực cũng như toàn cầu để kết nối với các thị trường cạnh tranh khác, giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. Ảnh: FedEx

- Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đầu trên thế giới, ngoài mục tiêu phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của FedEx được thể hiện thế nào?

- FedEx không chỉ kết nối thương mại và thúc đẩy thế giới phát triển, còn đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển viện trợ nhân đạo. Từ khi đại dịch bắt đầu, chúng tôi đã vận chuyển hơn 14.000 chuyến hàng viện trợ nhân đạo liên quan đến Covid-19 trên khắp thế giới, bao gồm vaccine và bộ xét nghiệm, hỗ trợ Việt Nam chống lại dịch bệnh. Gần đây nhất, chúng tôi đã chuyển 76 tấn viện trợ y tế quan trọng cho người dân Ukraine tỵ nạn tại Ba Lan thông qua một chuyến bay cứu trợ nhân đạo của FedEx vào tháng 3/2022.

Với chúng tôi, ươm mầm cho các doanh nhân tương lai ở Việt Nam là điều quan trọng. Các doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò là động lực tạo ra nhiều việc làm mới, từ đó có thể hỗ trợ các gia đình có thêm thu nhập và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của đất nước. Trong hơn một thập kỷ, chúng tôi đã truyền cảm hứng cho những thế hệ lãnh đạo kế nhiệm tại Việt Nam thông qua chương trình Thử thách Thương mại Quốc tế FedEx/Junior Achievement (FedEx/JA ITC).

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang hỗ trợ việc cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại vùng sâu vùng xa của Việt Nam thông qua chương trình FedEx Delivers Heartbeats Outreach Clinic, phối hợp với Quỹ tài trợ VinaCapital. FedEx tự hào những nỗ lực của công ty góp phần cải thiện cuộc sống cho hơn 200.000 trẻ em Việt Nam.

Ngoài ra, trong tháng 5, chúng tôi sẽ hợp tác với Orbis để đào tạo các chuyên gia chăm sóc mắt trên khắp Việt Nam về các cách ngăn ngừa tình trạng suy giảm thị lực ngày càng trầm trọng do bệnh glaucoma, một hoạt động thuộc dự án Flying Eye Hospital. Bằng cách kết hợp đào tạo trực tuyến và thực hành, các chuyên gia chăm sóc mắt sẽ được nâng cao tay nghề để cung cấp dịch vụ chất lượng cho bệnh nhân, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

- Việt Nam được đánh giá có đủ tiềm năng trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới. Trên cương vị là một doanh nghiệp, ông có giải pháp gì để góp phần hiện thực hóa khát vọng này?

- Đầu tiên, các doanh nghiệp hãy tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Các hiệp định này có thể thúc đẩy khả năng tiếp cận đầu tư và thương mại tự do với các đối tác, giúp doanh nghiệp Việt có thêm lợi thế trong việc cắt giảm thuế quan, đồng thời, thu hút thêm các công ty chuyển địa điểm hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang các đối tác toàn cầu khác. Tự do thương mại sẽ mang đến cơ hội lớn để phát triển thương mại xuyên biên giới cho Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mang lại trải nghiệm thương mại điện tử liền mạch từ trực tuyến đến ngoại tuyến, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi đã hợp tác với hơn 20 nền tảng và thị trường thương mại điện tử. Bên cạnh đó, FedEx cũng sử dụng các giải pháp kỹ thuật số giúp việc vận chuyển trở nên thông minh và dễ dàng. Mục tiêu của chúng tôi trong quá trình số hóa là cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng quản lý và theo dõi các lô hàng thương mại điện tử tốt hơn.

Điển hình là FedEx Delivery Manager International, cho phép người bán hàng trực tuyến cung cấp đến khách hàng các tuỳ chọn giao hàng theo nhu cầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng cải tiến đơn giản hơn các công cụ trực tuyến FedEx Ship Manager; thanh toán trực tuyến với FedEx Billing Online; Chứng từ Thương mại điện tử FedEx giúp người bán lẻ trực tuyến lẫn người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chuẩn bị hàng hóa, vẫn duy trì tính cạnh tranh.

- FedEx có tầm nhìn và kế hoạch nào cho tương lai?

- Tuy là động lực quan trọng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho Việt Nam trong hai thập kỷ qua nhưng thương mại cũng là hoạt động gây ra ô nhiễm và tiêu thụ nhiều carbon nhất - chiếm 1/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của cả nước. Giải quyết thách thức về khí hậu là nhu cầu thực tiễn và là một nỗ lực quan trọng mang tính tập thể.

Đó là lý do chúng tôi sử dụng kiến thức chuyên môn của mình trong lĩnh vực logistics để xây dựng các giải pháp vận tải bền vững hơn, bao gồm mục tiêu về việc vận hành hàng không carbon vào năm 2040. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đang đầu tư 2 tỷ USD vào 3 lĩnh vực chính quan trọng nhất: điện khí hóa phương tiện di chuyển, năng lượng bền vững và hấp thụ carbon.

Đồng thời, các công nghệ tiên tiến và trí tuệ nhân tạo như robot, phương tiện không người lái nhằm giảm chi phí di chuyển, giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các thành phố cũng được chúng tôi chú trọng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về FedEx, truy cập tại đây.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Mua