Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước thông báo việc điều chỉnh hạn mức tín dụng (room tín dụng) cho hàng loạt ngân hàng theo hình thức chủ động.
Theo đó, các ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn mà nhà điều hành đề ra như sử dụng hết 80% hạn mức tín dụng được cấp, có tỷ trọng cho vay các lĩnh vực ưu tiên cao hoặc có mặt bằng lãi suất thấp hơn lãi suất bình quân chung toàn hệ thống, sẽ được chủ động tăng room tín dụng mà không cần phải xin phép.
Để tìm hiểu xem những ngân hàng nào sẽ được hưởng lợi từ việc phân bổ room tín dụng mới này, cùng nhìn lại con số tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vào cuối quý III.
Ưu thế room thuộc về nhóm ngân hàng cổ phần?
Theo dữ liệu ghi nhận từ WiGroup, tính đến cuối tháng 9, một số ngân hàng như VPBank, MSB, MB có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều lần so với trung bình toàn ngành. Tăng trưởng tín dụng của VPBank đang dẫn đầu hệ thống, tăng 17,1% so với đầu năm. MSB đứng thứ hai với mức tăng trưởng 16,3%. MB và Techcombank bám đuổi sát nút, đạt lần lượt 13,7% và 13,5%.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán SSI cho rằng 4 ngân hàng thương mại sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ động thái trên là MSB, Techcombank, OCB và VPBank.
Nhận định về ảnh hưởng của đợt nới room cuối năm này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cho rằng động thái này sẽ góp phần khiến cho tăng trưởng tín dụng nhanh hơn vào các tháng cuối năm và cũng đáp ứng được nhu cầu của một số ngân hàng và khách hàng cần vay vốn.
Dù vậy, chuyên gia đánh giá room cấp thêm không nhiều và sẽ tập trung vào nhóm ngân hàng cổ phần cỡ trung bình
Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB) cho biết đã sử dụng gần hết room tín dụng của mình và đã làm đơn cho phép Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng để có thể tiếp tục cho vay trong dịp cao điểm cuối năm.
Ông Hồ Nam Tiến, Tổng Giám đốc LPBank cho biết: "LPBank đã sử dụng room tín dụng là 11,56%, về cơ bản đã gần hết room tín dụng của NHNN cấp. LPBank cũng đã đề xuất NHNN xem xét cấp thêm room tín dụng để có thể có điều kiện cho một số doanh nghiệp vay".
Chia sẻ tại buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam với Thủ tướng chiều 11/10, bà Phạm Thị Nhung, Phó Tổng Giám đốc VPBank đã tiết lộ con số tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tới nay đã vượt mức 20%, cao hơn so với mức trung bình toàn ngành. Mức room tín dụng được cấp ban đầu của VPBank là khoảng 24% (tương đương room của MB).
Hay trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh quý III/2023 mới đây, lãnh đạo HDBank cho biết room tín dụng được cấp đầu năm là 29% và sắp tới có thể được bổ sung thêm.
Big4 không quan ngại về room tín dụng
Nhóm ngân hàng cổ phần đang ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao hơn các nhà băng có vốn nhà nước (Big4). Tính đến cuối quý III, Vietcombank có mức tăng trưởng rất thấp trong khi VietinBank và BIDV, mặc dù không quá cao nhưng vẫn ở trên mức tăng trưởng toàn hệ thống (7%).
Chia sẻ bên lề hội thảo “Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh” sáng 4/12, bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng Giám đốc Agribank, cho biết ăng trưởng tín dụng đến 30/11 đạt hơn 5% trong khi NHNN giao chỉ tiêu là 7,5%.
Theo bà, nhóm Big4 mặc dù có con số tăng trưởng thấp nhưng chủ yếu do quy mô tài sản lớn (chiếm quá nửa toàn hệ thống), hơn rất nhiều so với nhóm còn lại, nên con số tuyệt đối cũng là một số rất lớn.
"Với quy mô tín dụng lớn, để Agribank tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh khó khăn hiện tại là rất khó. Ước tính với mức tăng trưởng tín dụng khoảng 7%, tương đương với tăng khoảng 110.000 tỷ đồng dư nợ, gần như bằng quy mô của một ngân hàng cỡ nhỏ trên thị trường", bà Bình nói.
Theo vị Phó Tổng Giám đốc này, room tín dụng không phải là vấn đề của các ngân hàng Big4 và đặc biệt là Agribank. "Agribank chưa bao giờ từ chối giải ngân cho khách hàng vì lý do hết room tín dụng, ngay cả thời điểm khó khăn về room như trong năm 2022", bà chia sẻ.
Bà Bình nhận định năm 2023 là một năm rất khó khăn với người dân và doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm Agribank đã ban hành loạt giải pháp, gói tín dụng và đặc biệt lãi suất ở mức rất thấp, gần như thấp nhất trong nhóm Big4 nhưng tín dụng tăng vẫn rất chậm.
Trước đây, thông thường cho vay tiêu dùng, sửa chữa nhà ở tăng vào thời điểm cuối năm. Nhưng năm nay, kinh tế khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng khiến cho vay tiêu dùng giảm thấp. Dư nợ các lĩnh vực xuất khẩu lớn như thuỷ sản và nông nghiệp giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2022, bà chia sẻ.
Tuy vậy, Phó Tổng giám đốc Agribank cho rằng tính đến hết 31/12/2023, nhiều khả năng Agribank sẽ đạt mức tăng trưởng tín dụng theo đúng kế hoạch dự tính trước đó.
Trong những tháng cuối năm, Chuyên gia Cấn Văn Lực dự báo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt mức 11 - 12% do trong giai đoạn này, mức tăng thường nhanh hơn nhiều đầu năm, thậm chí gấp đôi.
Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng cho vay của Vietcombank sẽ đạt 7,5% vào cuối 2023, gấp đôi mức tăng trưởng cho đến cuối tháng 9 (3,8%). Động lực tăng trưởng cho vay tăng mạnh nhờ việc thúc đẩy đầu tư công, mở rộng chính sách tài khóa trong cuối năm 2023 và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng gia tăng khi mùa lễ tết đến gần.
Với VietinBank, mức tăng trưởng cho vay được dự báo là 11%, cao nhất trong nhóm Big4. Trong 9 tháng đầu năm dư nợ khách hàng của ngân hàng đã đạt 8,7%, chủ yếu do tập