Tránh giao tiếp bằng mắt
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đó là lý do tại sao việc bạn không nhìn thẳng vào người khác khi nói chuyện là một điều đáng lo ngại, theo huấn luyện viên về các mối quan hệ người Mỹ Sarah Watson. "Giao tiếp bằng mắt là dấu hiệu của sự tôn trọng và đáng tin cậy. Vì vậy, những người tránh giao tiếp bằng mắt khiến người khác khó tin tưởng họ".
Câu chuyện không nhất quán
Nghiên cứu cho thấy, đa phần chúng ta thích tô điểm cho sự thật. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nếu câu chuyện của bạn không nhất quán người khác có thể nghi ngờ sự đáng tin cậy của bạn.
Tiến sĩ Carolyn Rubenstein ở Boca Raton, Florida (Mỹ) cho biết những người thay đổi chi tiết câu chuyện tùy theo hoàn cảnh thường gây ra cảm giác không đáng tin cậy với những người xung quanh.
Theo Rubenstein, thông thường, khi kể chuyện, bạn có xu hướng thêm thông tin mới hoặc giữ lại thông tin cũ, tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như bạn đang nói chuyện với ai vào thời điểm đó. Khi điều này xảy ra, các mốc thời gian và sự kiện của một câu chuyện thường không ăn khớp với nhau, khiến đối tác không tin bạn.
Chia sẻ nhiều quá mức cần thiết
Chia sẻ quá mức cần thiết có thể làm tổn hại đến uy tín của bạn với mọi người, trong một số trường hợp. Nhà trị liệu tâm lý Jack Hazan cho biết, việc tiết lộ nhiều điều về bản thân với một người bạn hầu như không biết thường có thể bị coi là một dấu hiệu cảnh báo.
Theo Hazan, không chỉ chia sẻ quá mức về bản thân, việc chia sẻ quá mức về bí mật của người khác mà bạn nắm giữ cũng khiến bạn trở nên kém đáng tin cậy trong mắt mọi người.
Không bao giờ chịu trách nhiệm
Khả năng chịu trách nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc bạn trông đáng tin cậy như thế nào trong mắt người khác. Chuyên gia Hazan cảnh báo: "Nếu ai đó cố gắng đổ lỗi cho người khác về việc họ đã làm, thì đó là một dấu hiệu cho thấy họ rất không đáng tin cậy". Trên thực tế, những người không đáng tin cậy hiếm khi chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình. Họ tìm cách đổ lỗi cho người khác, phủ nhận sự liên quan và biến tình huống của mình thành lỗi của người khác.
Tránh giao tiếp
Nếu bạn từ chối tham gia vào những cuộc trò chuyện yêu cầu bạn chịu trách nhiệm về điều gì đó, đây có thể là dấu hiệu cho sự kém đáng tin cậy của bạn.
Theo Tiến sĩ Aliyah Moore, một chuyên gia về mối quan hệ, những người tránh giao tiếp liên quan tới các vấn đề và các trách nhiệm quan trọng thường là những người kém đáng tin cậy trong mắt người khác. Việc liên tục trốn tránh các câu hỏi trực tiếp hoặc các vấn đề quan trọng có thể khiến người khác đặt câu hỏi về sự trung thực và minh bạch của bạn. Tránh né cũng ám chỉ sự thiếu trách nhiệm và làm suy yếu niềm tin.
(Theo Bestlifeonline)