Kinh doanh

Lotteria Việt Nam lỗ hơn 126 tỷ đồng

Tóm tắt:
  • Lotteria Việt Nam lỗ ròng hơn 6,9 tỷ won, tương đương trên 126 tỷ đồng trong năm vừa qua.
  • Đây là năm thứ hai liên tiếp công ty này ghi nhận lợi nhuận âm.
  • Kết quả kinh doanh của Lotteria phản ánh xu hướng khó khăn chung trong ngành F&B tại Việt Nam.
  • 34,3% doanh nghiệp F&B gặp khó khăn, với 14,3% ghi nhận giảm doanh thu trên 20%.
  • Chi phí nguyên vật liệu tăng cao đang bào mòn lợi nhuận và nhiều doanh nghiệp đã tăng giá bán.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), Công ty TNHH Lotteria Việt Nam là đơn vị vận hành chuỗi gà rán và thức ăn nhanh cùng tên, do họ nắm 100%. Năm ngoái, chuỗi này lỗ hơn 6,9 tỷ won, tương đương trên 126 tỷ đồng.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Lotteria Việt Nam bị âm lợi nhuận ròng, mức này cao hơn năm 2023 khoảng 23%. Số lỗ của năm 2024 cũng nặng nhất kể từ sau dịch Covid-19. Từ khi công bố thông tin lợi nhuận năm 2018 đến nay, Lotteria chỉ lãi duy nhất năm 2022.

Lotteria có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1998. Họ tuyên bố đang dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống với hơn 240 cửa hàng tại 52 tỉnh, thành trên cả nước. Còn theo báo cáo tài chính năm 2024 của Tập đoàn Lotte, chuỗi thức ăn nhanh này có 253 điểm bán.

Nhân viên đang mang phần gà rán đến bàn thực khách. (Ảnh: Lotteria Việt Nam). 

Kết quả kinh doanh của Lotteria trùng khớp với xu hướng chung của thị trường. Khảo sát của iPOS - nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho hơn 100.000 doanh nghiệp nhà hàng và quán cà phê - trên hơn 4.000 doanh nghiệp ngành dịch vụ ẩm thực và đồ uống (F&B) cho thấy, 34,3% doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn trong kinh doanh năm 2024.

Trong đó, 14,3% ghi nhận mức sụt giảm doanh thu nghiêm trọng (giảm trên 20% so với cùng kỳ năm trước), còn 20% có mức giảm nhẹ (từ 5-20%) nhưng vẫn duy trì được hoạt động.

Ngành F&B đang bị bào mòn lợi nhuận do phải đối mặt với áp lực gia tăng chi phí. 44,8% doanh nghiệp ghi nhận chi phí nguyên vật liệu chiếm từ 30% trở lên trong giá bán, trong đó 6,2% doanh nghiệp có chi phí vượt quá 50%, đẩy biên lợi nhuận vào mức nguy hiểm.

Theo iPOS, giá nguyên vật liệu tăng cao do nhiều yếu tố, bao gồm lạm phát, chi phí vận chuyển leo thang, nguồn cung khan hiếm, biến động tỷ giá và mức lương nhân công tăng. Một vài doanh nghiệp F&B đã tăng giá bán từ 5-15%, tối ưu sản phẩm và định lượng món, tìm nhà cung cấp mới và ứng dụng công nghệ để quản lý chi phí.

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Mắc bệnh sởi nên ăn và kiêng gì?

Người lớn mắc bệnh sởi nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, giàu vitamin A, C, kẽm để tăng đề kháng, đồng thời kiêng dầu mỡ, rượu bia phòng biến chứng.

5 quả nên ăn để phòng ung thư

Ngoài nho đỏ, các loại quả như chanh dây, đu đủ, cam, kiwi đều chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính giảm sự phát triển khối u, phòng ung thư.