Tài chính

Ngân hàng đua nhau trả cổ tức tiền mặt, cao nhất lên tới 25%

Tóm tắt:
  • Nhiều ngân hàng dự kiến chi cổ tức tiền mặt trong năm 2025, với LPBank dẫn đầu ở mức 25%.
  • ACB, MB, VPBank duy trì chính sách cổ tức ổn định, với ACB dự kiến chia 25% trong năm 2025.
  • VPBank sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt, giảm một nửa so với năm 2024.
  • SHB và VIB cũng tiếp tục chia cổ tức cao, với SHB 5% và VIB 7% trong năm 2025.
  • OCB lần đầu tiên lên kế hoạch chia cổ tức tiền mặt 7%, đánh dấu sự thay đổi trong chính sách chi trả.

Trong mùa đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay, kế hoạch chia cổ tức tiếp tục là tâm điểm thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh nhiều ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024 và dự kiến duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.

Tính đến ngày 14/4, đã có 24/27 ngân hàng niêm yết công bố đầy đủ tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên. Trong đó, 7 nhà băng lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2025, tương đương số lượng ngân hàng thực hiện hình thức chi trả này trong năm trước.

 

LPBank dẫn đầu về độ chịu chi

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank – Mã: LPB) trở thành tâm điểm khi đề xuất mức cổ tức tiền mặt lên tới 25% - cao nhất hệ thống ngân hàng hiện nay, tương đương gần 7.468 tỷ đồng lợi nhuận dành cho chi trả. 

Theo LPBank, năm 2025 là năm bản lề khởi động giai đoạn chiến lược 2025–2028 với hai mục tiêu chính: trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 tại khu vực nông thôn và đô thị loại 2, đồng thời nằm trong Top 5 ngân hàng cung cấp dịch vụ ưu tiên tại các đô thị lớn.

Đáng chú ý, đây là sự thay đổi lớn so với định hướng trước đó khi tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, LPBank từng thông qua phương án phát hành 800 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và không chia cổ tức trong ba năm liên tiếp nhằm tăng năng lực tài chính.

Tuy nhiên, đến tháng 11/2024, đại hội cổ đông bất thường đã hủy kế hoạch này và chuyển sang phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 16,8%, nâng vốn điều lệ lên gần 29.873 tỷ đồng.

Các ngân hàng cổ phần duy trì tỷ lệ cổ tức cao

Các ông lớn cổ phần khác cũng tiếp tục duy trì mức chia cổ tức như năm trước. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương ứng với gần 11.167 tỷ đồng.

 Dự kiến trong năm 2025, ACB tiếp tục áp dụng mức cổ tức tương tự, với tổng mức vốn sử dụng cho chi trả là gần 12.842 tỷ đồng. Trước đó, ACB từng trả cổ tức 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu, với mức chi là 9.710 tỷ đồng trong năm 2024.

Đại hội Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) cũng sẽ cân nhắc về phương án chia cổ tức 5% bằng tiền mặt từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ tính đến 31/12/2024, ước mức chi 3.967 tỷ đồng. Thời điểm dự kiến chia trong quý II hoặc quý III/2025, thời điểm cụ thể do HĐQT VPBank quyết định. 

Dù vậy, so với năm 2024, tỷ lệ cổ tức tiền mặt đã giảm một nửa (năm ngoái VPBank chi tới 10% tương đương 7.934 tỷ đồng).

Tương tự, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - Mã: SHB) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB) cũng sẽ tiếp tục chính sách chia cổ tức cao trong năm 2025. Trong đó, SHB sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, tổng số tiền dự kiến dùng để chia là 2.033 tỷ đồng.

Theo đề xuất của HĐQT, VIB sẽ chia cổ tức với tỷ lệ bằng tiền với tỷ lệ 7% vốn điều lệ (vốn điều lệ tại ngày 31/12/2024 là 29.791 tỷ đồng). Tổng cộng số tiền sử dụng để chi trả cổ tức là hơn 2.085 tỷ đồng.

 

Số lợi nhuận còn lại sau khi thực hiện chia cổ tức là 2.195 tỷ đồng.

Theo đó, MB sẽ dành 1.831 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 3% và dành 19.726 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 32%, giúp vốn điều lệ tăng thêm tương ứng. So với năm 2024 (20% cổ tức, tương đương 10.613 tỷ đồng), mức chi năm nay đã tăng gấp đôi.

Điểm mới đáng chú ý trong mùa cổ tức tiền mặt năm nay là có sự xuất hiện của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB - Mã: OCB) khi ngân hàng dự kiến dành hơn 1.726 tỷ đồng để chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%.

Được biết, đây là lần đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt kể từ khi lên sàn chứng khoán. Trước đó, OCB chủ yếu sử dụng phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ. 

Các tin khác

Bất động sản Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ diễn ra đợt “định giá lại” khi sáp nhập với Tp.HCM?

Mới đây, Thông tin Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sáp nhập với Tp.HCM theo Nghị Quyết 60- NQ/TW gây chú ý cho thị trường bất động sản khu vực. Khi sáp nhập vào Tp.HCM, người mua bất động sản nơi đây sẽ giải toả được tâm lý “nhà ở tỉnh”, đồng thời các khu vực này được các chuyên gia dự báo có đợt “định giá lại” về mặt bằng giá bất động sản.

Xanh SM tròn hai tuổi: Được ví như "TikTok Shop trong lĩnh vực gọi xe", tạo ra hơn 100.000 việc làm, phục vụ 15 triệu khách hàng

Sau hai năm hoạt động, hãng gọi xe thuần điện Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tạo ra hơn 100.000 việc làm, phục vụ 15 triệu khách hàng và mở rộng ra thị trường quốc tế. Do đó, Mordor Intelligence ví doanh nghiệp này như “TikTok Shop trong lĩnh vực gọi xe” vì tạo ra thay đổi lớn về thị phần chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.

Giá vàng thế giới rơi khỏi mức kỷ lục

Giá vàng giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn thuế quan "có đi có lại" của Mỹ với điện thoại thông minh và máy tính. Đầu phiên, giá vàng đạt mức cao kỷ lục 3.245,42 USD/ounce.