Kỹ năng sống

Lao động tóc bạc

"Cuộc sống phải có hương vị. Nó không dành cho những người chưa già mà đã muốn an nhàn", ông Hùng nói.

Nhà ở quận Hải Điến, hiện ông Hùng làm việc ở Triều Dương, Bắc Kinh. Hầu hết thời gian ông ở nhà tập thể của công ty. Tiền lương 5.000 tệ, bên cạnh lương hưu 10.000 tệ, cuộc sống không một chút áp lực tài chính.

"Khi còn trẻ, tôi đã làm tất cả những gì yêu thích. Tôi đã vượt qua rất nhiều kỳ thi cấp giấy phép, từ sửa xe, bảo hiểm, làm vườn và học thêm một số kỹ năng nghệ thuật, để tuổi già trôi qua không nhàm chán", ông chia sẻ.

Ở tuổi này ông tìm các công việc kết hợp nghỉ ngơi. Chỗ làm hiện tại đã gắn bó ba năm. "Gia đình tôi không có ý kiến gì, dặn tôi đừng làm quá sức. Con gái rất muốn chu cấp hàng tháng nhưng tôi không muốn phụ thuộc", ông chia sẻ.

Rất ít đồng nghiệp của ông tiếp tục làm việc sau nghỉ hưu. Một số thường phơi nắng, loanh quanh đi dạo, chơi cờ, uống nước, cuộc sống đó khiến ông cảm thấy "thà chết còn hơn". Ra ngoài đi làm khiến ông có cảm giác được tồn tại và có thành tựu. "Những người lao động tóc bạc như tôi thường là những người thích vui vẻ, có những kỹ năng đặc biệt hoặc những người không muốn cô đơn", ông nói.

Wang đã kết hôn hai lần và hiện độc thân. Ông tính nếu nghỉ công việc hiện tại, sẽ tìm vợ. Đang có một gia đình chuyển đi nơi khác sống nhờ ông làm quản gia biệt thự. Ông dự định có vợ sẽ đưa bà tới đó sống, mỗi tháng nhận 7.500 tệ tiền lương.

"Bước tiếp theo của tôi là làm trang trại, nơi để những người bạn trong quá khứ và hiện tại, đặc biệt người độc thân sẽ tập hợp lại. Khi già đi, rất nhiều người khó tìm bạn đời", ông nói.

Nhiều người hưu trí thay đổi quan niệm, tiếp tục lao động và cống hiến. Ảnh: Zhihu

Nhiều người hưu trí thay đổi quan niệm, tiếp tục lao động và cống hiến. Ảnh: Zhihu

Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, người trên 60 tuổi sẽ vượt 400 triệu vào năm 2035, chiếm hơn 30% dân số. Vào tháng 8 năm nay, Mạng lưới tài năng người cao tuổi Trung Quốc đã ra mắt, 68% người cao tuổi có ý định tìm việc làm sau khi nghỉ hưu.

Một làn sóng lao động tóc bạc đang mở ra. Xu hướng này đã phổ biến trên toàn thế giới. Năm 2017, số người già có việc làm tại Nhật Bản đạt 8 triệu người, tại Mỹ, số lượng người cao niên được tuyển dụng đạt 55 triệu người vào năm 2020.

Từng sợ bị người khác đánh giá vì nghỉ hưu rồi còn đi làm, giờ đây bà Vương, 57 tuổi, ở Vĩnh Khang, Chiết Giang là một "ngôi sao" bất động sản. Bà kể, khi nghỉ hưu một năm trước, vợ chồng bà chăm sóc con trai 25 tuổi bị ốm. Rất nhiều chuyện buồn xảy đến khiến bà phiền muộn. Một người bạn có công ty bất động sản đã mời bà làm việc. Lúc đó bà nghĩ mình đang sống ổn với mức lương hưu 5.500 tệ (khoảng 18 triệu đồng). Hầu hết đồng nghiệp của bà đều tận tưởng cuộc sống hoặc chăm cháu. "Nếu đi làm, tôi sợ bị người ta coi thường", bà nói.

Thời trẻ, bà thích đi xem nhà, nghiên cứu nhà nào tiềm năng, bài trí sao cho đẹp và không ít lần môi giới nhà thành công cho người thân, bạn bè. Người bạn động viên Vương có thế mạnh, chồng cũng ủng hộ đi làm. "Bây giờ đồng nghiệp của tôi đều là người trẻ. Họ không gọi tôi là dì mà là chị. Tôi không phải đi làm hàng ngày, chỉ khi khách có nhu cầu tôi sẽ dẫn họ đi", bà chia sẻ.

Mỗi ngày, bà sẽ chia sẻ lên trang cá nhân những ngôi nhà đẹp. Ví dụ tuần gần nhất, bà đã bán được một căn cho một vị khách, sau khi họ đã xem 6 căn mà không chốt được. Bà Vương phân tích mặt ưu điểm của căn này như gần trường học, kết cấu nhà, khả năng thoát nước thải, sân vườn, view sông, giao thông...

"Tôi cảm thấy người ở độ tuổi của mình làm môi giới có nhiều lợi thế. Chúng tôi có nhiều mối quan hệ, hiểu rõ thành phố này và có kinh nghiệm sống, nên khách hàng thường thích đi theo tôi. Tôi cũng có nhiều năm bán hàng, kinh doanh quần áo, giày dép trước khi làm trong trường học", bà nói.

Bây giờ bà vẫn tiếp tục làm việc, một mặt bà muốn động viên con trai, mặt khác muốn bản thân có giá trị. "Tôi cảm thấy một gia đình ngăn nắp, hạnh phúc, ai cũng có công việc của mình là viên mãn nhất", bà chia sẻ.

Khi nghỉ hưu 5 năm trước mới thực sự mở ra thời hoàng kim của bà Ma, 61 tuổi, Thượng Hải. Lúc đó con gái hỏi bà: "Mẹ có muốn thử làm người mẫu không?" Rồi cô gửi ảnh mẹ cho tạp chí. Đến lần thứ ba, họ đã mời bà chụp ảnh. "Tôi cảm thấy như giấc mơ của mình mới bắt đầu", bà nói.

Bà Ma hiện là một người mẫu có tiếng. Ảnh: Zhihu

Bà Ma hiện là một người mẫu có tiếng. Ảnh: Zhihu

Thời gian đầu thu nhập rất ít, bà vẫn rất vui. Sau này ngày càng có nhiều người mời bà quay quảng cáo và catwalk. Con gái trở thành người quản là. Bây giờ bà đã là một người mẫu, diễn viên, điểm khác biệt lớn nhất so với trước đây là đến phòng tập mỗi ngày và đòi hỏi cao hơn ở bản thân.

"Trước đây, khi tôi làm cổ phiếu, tôi dậy lúc 9h30 và nghỉ ngơi lúc 3h30 chiều. Bây giờ quay quảng cáo, tôi có thể không ngủ 2 ngày liền. Nhưng tôi thực sự thích cuộc sống như vậy, rất viên mãn và cống hiến 100%", bà chia sẻ.

Bà Ma từng là một người may quần áo nổi tiếng ở Thượng Hải. Lúc đó bà đã nhờ người bạn Nhật Bản gửi cho những cuốn tạp chí thời trang mới nhất và đã may rất nhiều đồ thơi trang. Vào thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc là 30 tệ, nhưng gia đình bà đã có thu nhập 10.000 tệ mỗi tháng. Sau đó bà đi học thiết kế thời trang ở nước ngoài, rồi làm về đầu tư, bất động sản, cổ phiếu.

"Quá khứ tôi có thể đã bỏ lỡ sự trưởng thành của con gái, nhưng tôi rất vui vì hiện tại mối quan hệ hai mẹ con rất tốt. Ước mơ của tôi bây giờ là đi du lịch vòng quanh thế giới khi làm việc cùng con gái", bà chia sẻ.

Cũng khi nghỉ hưu, ông Shen Hongyi, hiện 61 tuổi, ở Hàm Dương, Thiểm Tây quyết định thực hiện ước mơ pha chế. Ban đầu vợ ông cực lực phản đối, cho rằng sẽ thua lỗ, thậm chí mất cả lương hưu.

Vợ chồng ông Shin mở tiệm cà phê khi nghỉ hưu. Ảnh: Zhihu

Vợ chồng ông Shin mở tiệm cà phê khi nghỉ hưu. Ảnh: Zhihu

Con gái đã gợi ý bố mẹ nên ra ngoài tham khảo. Thế là ông đưa vợ đi Tô Châu, Hàng Châu, Côn Sơn và Thượng Hải, chủ yếu vào các hiệu sách, bảo tàng và quán cà phê để khảo sát. Vợ ông đã tham gia một lớp học đồ tráng miệng ở Tô Châu, trong thời gian đó bà đã thử đồ uống ở tất cả các quán cà phê gần đó và thay đổi ấn tượng về các quán cà phê.

"Ở Côn Sơn, tôi tình cờ gặp một quán cà phê mang không khí gia đình, nơi cả gia đình có thể cùng nhau điều hành một cửa hàng. Vợ chồng tôi đều thích phong cách quán đó", ông kể.

Tháng 5/2019, vợ chồng ông quyết định mở một cửa hàng nhỏ. Cặp vợ chồng cùng con gái, con rể nhặt từng viên gạch cũ từ các tòa nhà bỏ đi mang về trang trí cho tiệm.

Năm nay ông Shin cũng tham gia cuộc thi pha cà phê toàn quốc. "Từ đầu đến cuối đều có con gái và con rể tháp tùng, tuy không đạt giải cao nhưng cuộc thi đã cho tôi kỷ niệm đẹp tuổi nghỉ hưu", ông nói.

(Theo Zhihu)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm