Xã hội

Kinh hãi cảnh kim tiêm rải đầy di tích bị "bỏ quên" phía Tây Nam Kinh thành Huế

Tóm tắt:
  • Công trình Hoả dược khố và Quan Tượng Đài ở phía Tây Nam Kinh thành Huế bị lãng quên và xuống cấp.
  • Kinh thành Huế là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, từng là nơi đóng đô của triều Nguyễn.
  • Di tích Hoả dược khố, từng lưu trữ đạn dược, hiện bị hoang hoá và là nơi các con nghiện tụ tập.
  • Quan Tượng Đài, hiện không thể tham quan do lối vào bị khoá và cỏ dại mọc um tùm xung quanh.
  • Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đang thực hiện dọn dẹp và sẽ mở cửa trở lại cho khách tham quan.

Video: Cận cảnh những di tích bị lãng quên ở phía Tây Nam Kinh thành Huế

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 1.

Các công trình phía Tây Nam Kinh thành Huế nằm trong hệ thống Kinh thành Huế (quận Phú Xuân, TP Huế) nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Đây là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 2.

Hiện nay mặt phía Tây Kinh thành Huế đang được gia cố các hạng mục xuống cấp và cải thiện cảnh quan khu vực với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 3.

Tuy vậy, ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, nhiều đoạn phía Tây Nam di tích Kinh thành Huế đang trong cảnh hoang hoá, cỏ mọc um tùm. Đặc biệt, nhiều công trình quan trọng trong di tích này dù được trùng tu trước đó nhưng hiện cũng bị "bỏ quên".

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 4.

Di tích Hoả dược khố là công trình nằm ở phía Tây Nam Kinh thành Huế. Đây là công trình được xây bằng gạch vồ, dày gần 80cm, vốn là nơi triều Nguyễn để đạn dược, diêm tiêu cung cấp cho hệ thống súng thần công phòng thủ. Thế nhưng, hiện nay được dùng để tạm đồ đạc. Do không được bảo vệ đúng mực nên hiện công trình này bắt đầu xuống cấp, hư hỏng, phần ngói bị lột ra gần hết, các mảnh ngói vỡ rơi đầy dưới nền.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 5.

Do bị bỏ hoang, vắng người nên công trình Hoả dược khố cũng là nơi các con nghiện tìm tới và để lại những kim tiêm nghi để phục vụ sử dụng ma tuý.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 6.

Nhiều đoạn phía Tây Nam Kinh thành Huế cây dại phủ kín cho cảm giác hoang vu và lạnh lẽo đến rợn người.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 7.

Trên khu vực thượng thành phía Tây Nam Kinh thành Huế cũng phủ đầy các loài cây dại.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 8.

Quan Tượng Đài (đài quan sát thiên văn xưa của triều Nguyễn) cũng nằm cùng một vị trí ở phía Tây Nam Kinh thành Huế (đoạn giao nhau giữa đường Ông Ích Khiêm và đường Tôn Thất Thiệp, quận Phú Xuân, TP Huế). Di tích này được khởi công tu bổ, phục hồi năm 2012. Tuy nhiên, khi việc tu bổ, phục hồi hoàn tất, di tích này gần như bị lãng quên.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 9.

Nhiều người muốn lên tham quan di tích Quan Tượng Đài nhưng không thể do lối đi ở cửa chính bị khoá. Trong khi đó, xung quanh cỏ dại mọc quá đầu người.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 10.

Một số đoạn khác ở phía Tây Nam Kinh thành Huế cũng rải đầy kim tiêm.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 11.

"Nhiều lần tôi muốn lên di tích Quan Tượng Đài để tham quan, khám phá và quan sát xung quanh nhưng không thể do khoá cửa và sợ kim tiêm rải đầy, nguy hiểm...", một nam du khách trú tỉnh Quảng Trị chia sẻ.

Kinh thành Huế: Di tích bị lãng quên và hiểm họa từ kim tiêm - Ảnh 12.

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, trước thực trạng cây cỏ um tùm, rác thải và cả bơm kim tiêm do những người nghiện hút để lại ở 2 điểm di tích Hỏa dược khố và Quan Tượng Đài, đơn vị chỉ đạo lực lượng tiến hành dọn dẹp, trả lại không gian sạch sẽ cho di tích. Đồng thời, sẽ có kế hoạch đưa khách tham quan đến các điểm này nhằm hạn chế tình trạng hoang hóa, đồng thời phát huy tối đa giá trị của di sản. (Ảnh: Công Sơn)

Các tin khác

Nóng giận bởi mãn kinh

Chị Hoa, 51 tuổi, dễ nóng giận, nổi cáu vô cớ, phải nhập viện điều trị do mất kiểm soát tâm lý tuổi mãn kinh.