Khoa học

Hàng loạt siêu Trái Đất ẩn mình bao vây chúng ta

Tóm tắt:
  • Cứ 3 ngôi sao trong thiên hà có một siêu Trái Đất kiểu mới.
  • Nghiên cứu sử dụng Mạng lưới kính thiên văn vi thấu kính Hàn Quốc (KMTNet) để phát hiện.
  • Mô hình nhân khẩu học cho thấy siêu Trái Đất không chỉ gần ngôi sao mẹ.
  • Siêu Trái Đất có thể tồn tại xa hơn với chu kỳ quỹ đạo như hành tinh khí khổng lồ.
  • Phát hiện giúp hiểu rõ hơn về số lượng và cách hình thành các ngoại hành tinh.

Sử dụng Mạng lưới kính thiên văn vi thấu kính Hàn Quốc (KMTNet) - gồm 3 kính thiên văn đặt tại Úc, Chile và Nam Phi - các nhà khoa học đã khám phá ra một siêu Trái Đất mới đồng thời chứng minh rằng nó là kiểu hành tinh phổ biến hơn nhiều so với tưởng tượng.

Ngân Hà có thể đầy rẫy siêu Trái Đất - Ảnh: NASA

Ngân Hà có thể đầy rẫy siêu Trái Đất - Ảnh: NASA

Nhà vật lý thiên văn Weicheng Zang từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian (CfA - Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết họ đã kiểm tra tỉ lệ khối lượng của nhiều ngoại hành tinh với các ngôi sao mẹ của chúng.

Từ đó, họ đưa ra một "mô hình nhân khẩu học" cho thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Mô hình này cho thấy các siêu Trái Đất không chỉ giới hạn ở quỹ đạo chu kỳ ngắn gần các ngôi sao mẹ của chúng, nơi chúng thường được tìm thấy trước đây.

Những ngoại hành tinh hấp dẫn này cũng có thể tồn tại xa hơn, với chu kỳ quỹ đạo giống với các hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta hơn.

Việc nằm xa sao mẹ khiến chúng ẩn mình trong bóng tối và khó bị phát hiện. Nhưng chúng vẫn ở đó, hằng hà sa số xung quanh chúng ta.

Các ước tính cho thấy cứ 3 ngôi sao trong Ngân Hà thì một cái sẽ sở hữu siêu Trái Đất.

Nhóm nghiên cứu cũng đề ra một phương án mới để tìm kiếm các siêu Trái Đất dạng đó, thông qua siêu Trái Đất mới mà họ vừa tìm được nhờ hiện tượng thấu kính vi mô được gọi là OGLE-2016-BLG-0007.

Chỉ một phần nhỏ các ngoại hành tinh đã biết được phát hiện theo cách này,

Hành tinh thấu kính vi mô được phát hiện thông qua các thấu kính hấp dẫn, là hiện tượng một vật thể lớn trên trời (đóng vai trò là thấu kính) đi qua giữa người quan sát và một vật thể nền sáng như một ngôi sao.

Nếu thấu kính đủ lớn, trường hấp dẫn của nó sẽ làm cong không - thời gian, trở thành chiếc kính lúp giúp chúng ta quan sát tốt hơn các vật thể ở xa.

Chiến lược này rất phù hợp để quan sát các hành tinh ở xa sao mẹ.

Những phát hiện này cho thấy thiên hà của chúng ta có thể chứa nhiều loại ngoại hành tinh hơn chúng ta tưởng, đồng thời cung cấp manh mối về cách các loại hành tinh này hình thành và phân bố.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Giá vàng hôm nay, 7-5: Tiếp tục đi lên

Giá vàng hôm nay tiếp tục tăng khi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc chưa hạ nhiệt, chứng khoán Mỹ giảm điểm và đồng USD mất giá.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, gay gắt

Hôm nay (7/5), miền Bắc tiếp tục có nắng nóng cục bộ 33-35 độ. Từ ngày mai, miền Bắc xuất hiện nắng nóng diện rộng 34-36 độ. Ngày 9/5, miền Bắc chuyển nắng nóng gay gắt, có nơi trên 37 độ. Miền Trung hôm nay tiếp tục nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông vào chiều tối.

Động thái gây chú ý của doanh nghiệp vàng

Sáng nay (7/5), giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tăng cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn mỗi nơi một kiểu, chênh nhau từ 2-6 triệu đồng/lượng.