Kỹ năng sống

Tổng Bí thư Tô Lâm: Dạy 2 buổi mỗi ngày miễn phí từ năm học 2025 - 2026

Tóm tắt:
  • Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu chuẩn bị dạy 2 buổi/ngày miễn phí ở tiểu học, THCS từ năm học 2025-2026.
  • Các trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất và giáo viên.
  • Nhà nước sẽ hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh ở xã biên giới, ưu tiên miền núi.
  • Cần xây dựng trường học đầy đủ cơ sở vật chất và chú trọng dạy tiếng nước láng giềng tại các xã biên giới.
  • Tổng Bí thư nhấn mạnh cần quyết sách mạnh mẽ để phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Văn phòng Trung ương Đảng vừa ra thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Chính phủ và các ban, bộ, ngành về tình hình thực hiện các nghị quyết của Trung ương về giáo dục và đào tạo (GD-ĐT); chuẩn bị nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá giáo dục, đào tạo và một số chủ trương hỗ trợ dạy và học, vào ngày 18-4 vừa qua. 

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: Nhật Bắc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: Nhật Bắc

Theo đó, sau khi nghe Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ GD-ĐT báo cáo, phát biểu của các cơ quan, Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS) tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.  

Có lộ trình thực hiện từng bước chủ trương này, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính với khuyến khích xã hội hóa. 

Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hóa, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.

Tổng Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nội dung chương trình dạy học, hoạt động giáo dục để các trường tiểu học, THCS dạy học 2 buổi/ngày nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian thực hiện từ năm học 2025 - 2026.

Hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh các xã biên giới

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng thống nhất chủ trương Nhà nước hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học và THCS ở các xã biên giới, trong đó ưu tiên các xã biên giới miền núi (bao gồm cả học sinh là người dân tộc thiểu số và học sinh là người dân tộc Kinh sinh sống tại các xã biên giới).

Các địa phương cần tập trung xây dựng hoàn thiện các trường liên cấp nội trú, bán trú cho các xã biên giới, tạo thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh. 

Xây dựng trường học phải có đủ phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, có nước sinh hoạt, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, có sân chơi, chỗ ở cho giáo viên; các xã biên giới giáp quốc gia nào thì cần dạy tiếng nước đó cho học sinh để sau này có điều kiện tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước.  

Thực hiện chủ trương này theo lộ trình, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nghiêm cấm việc bớt xén tiêu chuẩn ăn của học sinh.

Trước mắt thực hiện tại những xã biên giới đất liền, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026 (tháng 9-2025); trên cơ sở kết quả thực hiện sẽ sơ kết để nhân rộng dần ra toàn quốc. Khuyến khích các địa phương có thể cân đối kinh phí thì thực hiện ngay chủ trương này trên địa bàn quản lý của mình. 

Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo Đảng ủy Chính phủ triển khai chủ trương trên, những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Bộ GD-ĐT phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện thông báo kết luận này, báo cáo Thường trực Ban Bí thư những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện

Trước đó, tại cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi GD-ĐT cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu và đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước.

Tuy nhiên, hệ thống giáo dục, đào tạo vẫn chưa có được bước phát triển bứt phá, đáp ứng kỳ vọng của xã hội, nhất là yêu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh đất nước, thế giới đứng trước nhiều cơ hội, thách thức phát triển mới.

Mặc dù có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia nhưng điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất khó khăn, số trẻ tới lớp còn thấp.

Nguyên nhân chính là do còn nhiều điểm nghẽn, hạn chế trong tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho phát triển giáo dục, đào tạo.

Bối cảnh mới của đất nước đang đặt ra yêu cầu đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, sức khỏe (cả thể chất và tinh thần) tương xứng với việc thực hiện hai mục tiêu 100 năm của đất nước, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng cao, yếu tố then chốt cho thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm thúc đẩy tiến bộ xã hội, mở rộng cơ hội cho mọi người dân tiếp cận giáo dục có chất lượng, học tập suốt đời và phát huy tối đa tiềm năng cá nhân.

Trước các yêu cầu cấp bách này, cần phải có các quyết sách mạnh mẽ về thể chế, chính sách để tháo gỡ những điểm nghẽn, tập trung nguồn lực đầu tư nhanh chóng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm mục tiêu phát triển toàn diện người học và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bứt phá trong giai đoạn mới.

Theo đó, Tổng Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp, xây dựng đề án trình Bộ Chính trị để ban hành nghị quyết về đột phá phát triển GD-ĐT, tương tự Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nghị quyết này lựa chọn những vấn đề then chốt, điểm nghẽn lớn hiện nay để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ ràng, cụ thể trong lĩnh vực GD-ĐT. Thời hạn hoàn thành trong tháng 5-2025.

Hiện cả nước hiện có 23,2 triệu học sinh phổ thông. Trong đó, bậc tiểu học có khoảng 8,9 triệu em, bậc THCS khoảng 6,5 triệu. Hiện, việc dạy học 2 buổi mỗi ngày là bắt buộc với bậc tiểu học và khuyến khích ở THCS, THPT.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Động thái gây chú ý của doanh nghiệp vàng

Sáng nay (7/5), giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tăng cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn mỗi nơi một kiểu, chênh nhau từ 2-6 triệu đồng/lượng.

Vô sinh do biến chứng sau mắc quai bị

Anh Bảo, 32 tuổi, bị teo tinh hoàn sau mắc quai bị gây vô sinh hai năm, được phẫu thuật tìm tinh trùng thành công để thụ tinh trong ống nghiệm và có con.

Sống yên - hành trình tái định nghĩa bản thân giữa thiên nhiên

Đã bao lâu rồi ta sống mà không thực sự là mình? Giữa chuỗi ngày bận rộn bởi công việc, trách nhiệm và các mối quan hệ, ta dần quên mất việc dừng lại để lắng nghe bản thân. Khi đã ở trên đỉnh cao của cuộc đời, ta nhận ra những gì mình cần, không phải là thêm, mà là thanh lọc và gạn bớt đi để cho mình một không gian sống yên – nơi có thể trở về với con người bên trong, tìm lại sự an nhiên và ý nghĩa cuộc sống.

Dự án đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh phía Nam vừa "lỡ hẹn" về đích

Công trình đường Hồ Chí Minh nối các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An có chiều dài gần 73km, vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Dự kiến đường cho thông xe kỹ thuật vào dịp lễ 30/4 nhưng đã lỡ hẹn do địa phương vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Hà Nội: Vữa trần lớp học rơi trúng học sinh, phụ huynh bất an

Tại điểm trường tạm thời của Trường THCS Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), sự cố vữa trần rơi xuống lớp học làm một học sinh bị thương khiến phụ huynh lo lắng về điều kiện cơ sở vật chất của trường. Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm đã có phản hồi về vụ việc.

Giá vàng miếng vượt 122 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt tăng trong phiên ngày 6/5. Theo đó, giá bán vàng miếng SJC quanh 122,2 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn là 118 triệu đồng/lượng.