Chứng khoán

Giám đốc kinh doanh SSI CN Mỹ Đình: Những cổ phiếu bị ‘ruồng bỏ’ cần thời gian ấp ủ để ‘vịt hóa thiên nga’

Điểm qua diễn biến thị trường trong tháng vừa qua, VN-Index hầu như chỉ đi ngang trong 10 ngày đầu tiên tháng 6, trước khi có đợt điều chỉnh mạnh cùng thị trường chứng khoán thế giới, về lại mức đáy của tháng trước tại 1.162,09 điểm. Tuy nhiên, chỉ số đã có sự phục hồi nhẹ để kết thúc tháng 6 ở mức 1.197,60 điểm, 7,4% so với cuối tháng trước.

Thị trường mới chỉ bước qua 4 phiên giao dịch của tháng 7, thế nhưng tâm lý giao dịch tiêu cực đã kéo VN-Index phá đáy tháng 5 để rơi về mốc 1.149,61 điểm.

Trong giai đoạn này, có rất nhiều nhà đầu tư không hiểu rằng họ tham gia thị trường với tâm thế mình sẽ là ai, cần phải làm gì? Vì đơn giản có rất nhiều người tham gia thị trường chứng khoán với mục đích nhìn vào lãi, nhìn vào cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, nhìn vào khả năng ở trước mắt có thể kiếm tiền dễ dàng .

Theo các chuyên gia, đồng tiền lãi sẽ thuộc về những người kiên nhẫn và những người kiên nhẫn sẽ luôn có tư duy về thị trường chứng khoán là một nơi nghiêm túc để đầu tư, học hỏi, quan trọng hơn hết chính là tầm nhìn - nơi họ có thể dựa vào để sống sót, tuyệt đối không đơn thuần chỉ ở những khoản lãi từ ba chữ cái mà chúng ta xem ở đâu đó.

Ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc kinh doanh, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI. (Ảnh chụp màn hình).

Chia sẻ trong chương trình "Bí mật đồng tiền", ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc kinh doanh, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho biết ông có xu hướng thích những cổ phiếu bị ruồng bỏ, do vậy ở thời điểm hiện ông đánh giá những cổ phiếu nào đang bị ruồng bỏ, sau một thời gian ấp ủ thì những này có thể bước sang giai đoạn vịt hóa thiên nga”.

Giải thích về cụm từ “ruồng bỏ”, ông Hà cho biết khi nhắc tới những cổ phiếu bị ruồng bỏ, chúng ta có thể thấy rõ được điều này qua trạng thái của những nhà đầu tư, họ chán nản và họ quyết định bán đi cổ phiếu bằng mọi giá, thậm chí họ bất chấp ngay trong thời điểm giá sụt giảm thấp hơn giá trị hợp lý của doanh nghiệp; ở một thời điểm khác khi nhắc đến những cổ phiếu này người ta thường không còn “mặn mà” nhiều, khiến giá cổ phiếu rơi sâu và thanh khoản có thể thấp hơn rất nhiều so với trước kia.

Tôi phân loại “ruồng bỏ” ra làm hai dạng . Thứ nhất khi nhắc tới thị trường chung ruồng bỏ sẽ có một nguyên nhân nhất định mang tính chất vĩ mô, như rủi ro về suy thoái kinh tế, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai tự nhiên… lúc đấy nhà đầu tư sẽ bán tháo cổ phiếu của họ. Trong quá khứ, chúng ta đã từng gặp kịch bản tương tự vào năm 2008 hay 2019, khi suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam.

Thứ hai là những vấn đề liên quan đến ngành và chuyên gia thực sự rất yêu thích riêng từng cổ phiếu để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi c âu chuyện của cổ phiếu đó là gì, vì đâu chúng bị bán tháo. Với trường hợp đầu tiên, ông Hà dẫn chứng khả năng rất cao chính là nhóm chứng khoán và nhóm thép. Đối với những cổ phiếu có câu chuyện riêng, đó chính là câu chuyện của hệ sinh thái FLC.

Hiện nay, các nhà đầu tư nhắc đến mã cổ phiếu HPG rất nhiều, bởi vì bản chất HPG chính là một chú thiên nga, rõ ràng mọi người đã từng trả giá để mã này trở thành một chú thiên nga nhưng bây giờ HPG đang đi xuống .

Theo BTV Hoàng Nam, trên thị trường đã có những cổ phiếu rất tốt, được rất nhiều người hâm mộ, tôn thờ, nhưng bây giờ khi nhắc tới thì chỉ khiến lòng người khó chịu. Lấy ví dụ như HPG, hiếm có nhà đầu tư cá nhân nào yêu thích cổ phiếu này trong ngắn hạn mặc dù đây vẫn là mặt hàng mà rất nhiều nhà đầu tư, tổ chức lớn ưa chuộng.

Tuy nhiên, thị trường trải qua giai đoạn giá cổ phiếu tăng vượt trên mặt bằng giá trị doanh nghiệp rất nhiều, và thậm chí có nhiều mã tăng đến mức chúng ta tự thấy được sự vô lý, còn bây giờ sẽ đến một lúc nào đó chúng ta lại đặt ra vấn đề: “Tại sao có thể giảm đến mức như vậy?”. Và chính tại thời điểm đó, thị trường mới cân bằng lại so với giai đoạn trước, đồng thời thị trường

Cùng chuyên mục

Đọc thêm