Tài chính

Giá vàng tăng vụt, tiến sát 101 triệu đồng/lượng

Tóm tắt:
  • Giá vàng nhẫn tại một số thương hiệu tư nhân đạt 100,9 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục.
  • Vàng miếng SJC bán ra quanh mốc 100,7 triệu đồng/lượng, cũng là giá cao nhất từ trước đến nay.
  • Vàng thế giới chốt tuần ở mức 3.085,7 USD/ounce, tăng 8% trong tháng 3 năm 2023.
  • Các chuyên gia dự báo giá vàng tuần này sẽ tiếp tục tăng, với 85% người được hỏi lạc quan.
  • Giá USD ngân hàng giảm nhẹ, khoảng 25.370-25.760 đồng (mua - bán), trong khi giá trên thị trường tự do cũng hạ nhiệt.

Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 24/3 đến 30/3, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 98,4-100,7 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 500.000 đồng ở chiều bán ra trước khi đóng cửa tuần. Mức giá này cũng là mức kỷ lục từ trước đến nay.

Giá vàng nhẫn trơn kết thúc tuần ở 98,2-100,4 triệu đồng/lượng (mua - bán). Còn ở các đơn vị tư nhân, giá bán vàng nhẫn thậm chí lên 100,9 triệu đồng/lượng.

Tuần trước, giá vàng thế giới liên tiếp lập đỉnh, bỏ xa mốc 3.000 USD/ounce. Phiên 28/3, giá vàng lập kỷ lục lần thứ 18 trong năm nay, tại 3.086 USD. Kết thúc tuần, giá vàng chốt ở mức 3.085,7 USD/ounce, tăng 61,3 USD so với mức chốt phiên tuần trước. Như vậy, vàng thế giới đã tăng khoảng 8% trong tháng 3 và 17% trong năm nay.

Theo kết quả khảo sát giá vàng tuần của Kitco, các chuyên gia vẫn lạc quan về kim loại quý khi 85% người được hỏi dự báo giá tuần này tăng, 5% chọn giá giảm và 10% cho rằng đi ngang.

Giá vàng tăng vụt, tiến sát 101 triệu đồng/lượng - 1

Giá vàng nhẫn tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng (Ảnh: Thành Đông).

Ngoài đà tăng kỹ thuật, giá vàng được các chuyên gia nhận định vẫn được hỗ trợ tốt khi dữ liệu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Dữ liệu việc làm được công bố tuần này dự kiến sẽ tạo ra một số biến động. Các nhà phân tích cho biết bất kỳ điểm yếu nào trên thị trường lao động cũng có thể gây áp lực lên thị trường chứng khoán và thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn cho vàng.

Giá USD ngân hàng, tự do hạ nhiệt

Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.843 đồng, giảm 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng thương mại được phép mua bán USD trong vùng 23.601-26.084 đồng.

Ngân hàng lớn niêm yết giá mua bán USD tại 25.370-25.760 đồng (mua - bán), giảm 60 đồng ở cả 2 chiều. Ngân hàng cổ phần niêm yết tại 25.370-25.770 đồng (mua - bán).

Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ giao dịch USD quanh 25.810-25.910 đồng (mua - bán), giảm 50 đồng mỗi chiều.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Không phải châu Âu, thuế quan của ông Trump có thể gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới kinh tế Mỹ

Chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt nền kinh tế Mỹ vào thế khó. Theo Chủ tịch Ngân hàng Santander, các mức thuế quan mới không chỉ gây áp lực lên người tiêu dùng mà còn có thể khiến tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng. Trong khi đó, châu Âu có thể ít bị ảnh hưởng hơn trong ngắn hạn.

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

TP - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, khu vực này đóng góp rất khiêm tốn cho tăng trưởng kinh tế chung cả nước, cho thấy có nhiều điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp (DN) tư nhân, dẫn tới vòng xoáy đi xuống và sự tụt hậu của ĐBSCL.