Kinh doanh

Thái Nguyên muốn dùng blockchain để phát triển kinh tế

Tóm tắt:
  • Tỉnh Thái Nguyên sẽ mở phòng đào tạo blockchain trong năm 2025, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
  • Ông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh blockchain là cơ hội mới cho địa phương, cần cho thế hệ trẻ và sinh viên.
  • ICTU và OKX hợp tác từ tháng 4 với các hoạt động như tổ chức cuộc thi và đưa công nghệ vào giảng dạy.
  • Dự kiến triển khai đề án ứng dụng blockchain trong phát triển du lịch và truy xuất nguồn gốc chè Thái Nguyên.
  • PGS. TS Phùng Trung Nghĩa khuyến nghị sinh viên tìm hiểu về blockchain, chủ động nắm bắt công nghệ chiến lược.

Tại lễ ký kết giữa Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên (ICTU) và công ty blockchain OKX sáng 30/3, ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên, đánh giá blockchain không chỉ là một loại hình công nghệ mà còn là một cấu trúc, cách thức tổ chức và phương thức mới, có thể lan tỏa đến các ngành và lĩnh vực khác nhau.

Theo ông, việc ứng dụng có thể nhanh hoặc chậm, thậm chí sau một thời gian sẽ kết thúc, nhưng đều là cơ hội mới cho địa phương. "Những cơ hội mới sẽ mang lại khả năng phát triển cho những người mới như chúng tôi", ông nói, nhấn mạnh thế hệ trẻ và sinh viên sẽ là những người cần nắm bắt điều này.

Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch Thái Nguyên, chia sẻ tại sự kiện sáng 30/3. Ảnh: Lưu Quý

Việc hợp tác giữa ICTU và OKX bắt đầu từ tháng 4, với các hoạt động như cuộc thi ứng dụng blockchain trong lĩnh vực kinh tế, thí điểm đưa công nghệ mới vào giảng dạy và mở phỏng lab đầu tiên. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thúc đẩy sinh viên tìm hiểu về chuỗi khối và tài sản số.

Hai hoạt động nghiên cứu dự kiến được triển khai gồm đề án ứng dụng blockchain và NFT trong phát triển kinh tế du lịch; ứng dụng blockchain để truy xuất nguồn gốc chè Thái Nguyên.

Theo Chủ tịch Nguyễn Huy Dũng, với đặc trưng về nông nghiệp và sản phẩm chủ lực là cây chè "tỷ USD", cùng việc thu hút đầu tư công nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, công nghệ chuỗi khối có thể được ứng dụng và nâng cao giá trị các sản phẩm được tạo ra tại đây. "Việc này đóng góp tích cực cho sự phát triển của Thái Nguyên, của các tỉnh trung du và vùng núi phía Bắc, kỳ vọng trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển ứng dụng chuỗi khối năng động của quốc gia và thế giới", ông cho hay.

Theo PGS. TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng ICTU, blockchain là một ví dụ về "công nghệ mới, con đường mới" mà các địa phương như Thái Nguyên có thể đi theo, trong bối cảnh những công nghệ như IoT, đám mây, viễn thông... đã có nhiều tên tuổi khác đi trước.

Nói với sinh viên của trường, ông Nghĩa nhấn mạnh về các rủi ro và vấn đề pháp lý khi đầu tư tiền mã hóa, nhưng khuyến nghị họ cần tìm hiểu về blockchain và tài sản số, vì đây là một trong những công nghệ chiến lược cần làm chủ và Việt Nam sắp thí điểm sàn giao dịch tiền số.

"Blockchain không chỉ có tiền số mà còn rất nhiều ứng dụng khác. Tôi mong sinh viên sẽ tìm hiểu về công nghệ này để đón đầu xu hướng", ông Nghĩa nói.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

TP - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, khu vực này đóng góp rất khiêm tốn cho tăng trưởng kinh tế chung cả nước, cho thấy có nhiều điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp (DN) tư nhân, dẫn tới vòng xoáy đi xuống và sự tụt hậu của ĐBSCL.