Kinh doanh

Dòng tiền ồ ạt đổ vào ngành game Việt, tốc độ ra mắt trò chơi mới nhanh chưa từng có

Flappy Bird là một trò chơi di động trong đó người chơi dẫn dắt một chú chim vượt qua các chướng ngại vật với mục tiêu tiến càng xa càng tốt. Tác giả của trò chơi này là Nguyễn Hà Đông vào tháng 4/2013 và trở thành một hiện tượng toàn cầu chỉ sau một thời gian ngắn.

Tháng 2/2014, Flappy Bird trở thành trò chơi được tải nhiều nhất rên cả Apple Apple Store và Google Play ở 100 quốc gia với hơn 50 triệu lượt tải về, theo một báo cáo trên Rolling Stones. Nguyễn Hà Đông có thể kiếm được tới 50.000 USD/ngày.

Từ Flappy Bird đến Axie Infinity: Nhìn về tương lai tươi sáng của ngành game Việt Nam - Ảnh 1.

Nhiều tựa game từ các studio Việt Nam thu hút được sự chú ý của người chơi trên thế giới. (Ảnh: Nikkei).

Dù vậy, sự phổ biến của Flappy Bird dường như là điều "quá sức" với tác giả. Nguyễn Hà Đông quyết định gỡ Flappy Bird khỏi các kho ứng dụng. Mặc dù trò chơi này chỉ xuất hiện trên các kho ứng dụng trong chưa tới 1 năm, câu chuyện thành công của nó đã tạo ra không ít cảm hứng cho nhiều nhà phát hành game Việt Nam.

Là trung tâm phát triển game của Đông Nam Á, nhiều công ty game lớn của thế giới như Ubisoft hay Gameloft đều có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các công ty địa phương như VNG cũng đạt được tiếng vang nhất định.

Dù vậy, khi ngành công nghiệp phát triển, bản thân nó đang phải đối mặt với những nỗi đau. Thiếu hụt nhân sự dẫn đến cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó, việc nhận được nhiều vốn khiến các studio chịu áp lực tăng tốc độ phát hành. Nhiều người lo ngại rằng diều đó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng các trò chơi mới.

Việt Nam là trung tâm phát triển game của Đông Nam Á

Khoảng 20% các nhà phát hành game có trụ sở tại Úc, New Zealand và Đông Nam Á có xuất phát điểm từ Việt Nam, theo báo cáo của App Annie.

Việt Nam có cộng đồng người chơi game lên đến 4 triệu, 2/3 trong số này có độ tuổi từ 18 đến 30. Việt Nam cũng có nhiều kỹ sư tài năng với mức lương trung bình thấp hơn so với các thị trường phát triển, theo công ty nghiên cứu Dezan Shira & Associates.

"Mặc dù hầu hết đều phát triển các trò chơi khá đơn giản về chất lượng, đồ hoạ và giao diện người dùng, có một số trò chơi Việt Nam tạo được tiếng vang ở nước ngoài như Caravan War và Tiles Hope: EDM Rush", theo nghiên cứu của Dezan Shira & Associates.

Văn hoá ưu tiên di động ở Việt Nam đã tạo tiền đề cho nhiều trò chơi di động thành công. Amanotes là một trong những nhà phát hành game hàng đầu ở Việt Nam. Amanotes được sáng lập vào năm 2014 bởi Nguyễn Tuấn Cường, khi đó là một sinh viên Đại học Ngoại Thương vừa tốt nghiệp, và Võ Tuấn Bình, một người được đạo tạo ở mảng âm nhạc. Võ Tuấn Bình từng có một startup trò chơi âm nhạc có tên MusicKing.

Trở lại thời điểm tháng 8/2021, các trò chơi âm nhạc của Amanotes như Magic Tiles 3, Tiles Hop, và Dancing Road đã nhận được tới 2 tỷ lượt tải về từ khi ra mắt. Công ty leo lên vị trí đầu tiên trong danh sách các nhà phát hành ứng dụng Đông Nam Á theo số lượt tải về trên toàn cầu, theo App Annie.

Amanotes không phải phát phát triển game Việt Nam duy nhất được ghi nhận trên toàn cầu. Sky Mavis, công ty đứng đằng sau Axie Infinity, cũng nổi lên như một hiện tượng thời gian gần đây thông qua trò chơi ứng dụng blockchain của mình.

Hồi tháng 11/2021, Sky Mavis nhận được 152 triệu USD ở vòng Series B do Andreessen Horowitz để đưa định giá của nó lên mốc 3 tỷ USD.

Hào quang của Axie Infinity mở đường cho dòng vốn đầu tư vào các nhà phát hành game NFT ở Việt Nam, ví dụ như Faraland (gọi vốn 2,4 triệu USD) hay Sipher (gọi vốn 6,8 triệu USD).

Dù vậy, các startup game Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản phát vượt qua.

Tốc độ ra mắt các tựa game nhanh chưa từng có

Ell Tee, người sáng lập Topebox, công ty phát hành các trò chơi như  DeFi Pet, Pocket Army, và Sky Dancer: Free Falling, vẫn còn nhờ đến cơn khủng hoảng nhân sự trong ngành game địa phương 10 năm trước.

"Hồi năm 2012, không có các trường lớp đào tạo lập trình viên game. Các studio game như chúng tôi phải tự thực hiện đào tạo", ông Tee nói với Kr-Asia. Anh nhấn mạnh rằng các nhà thiết kế game có kinh nghiệm hơn ở Việt Nam phần lớn là các cá nhân đã đượcTopebox đào tạo trong khoảng một thập niên trở lại đây.

Các công ty quốc tế như Gameloft có khả năng thu hút nhân sự tốt và điều này khiến cho quỹ ứng viên của các startup nhỏ hơn ngày càng hạn chế. Bên cạnh đó, các nhân sự trẻ mới gia nhập thị trường lao động cũng thường có xu hướng thích các vị trí có mức độ thoải mái cao hơn ở các công ty đa quốc gia. Đồng quan điểm, anh Nguyễn Tuấn Cường, giám đốc sản phẩm và đồng sáng lập Amanotes, nói rằng thực tế trên khiến các công ty địa phương, ít nổi tiếng hơn khó tuyển dụng nhân sự.

Bên cạnh đó, ngành game cũng phải cạnh tranh nhân lực từ các mảng khác trong ngành công nghệ.

Theo ông Tee, việc các nhà đầu tư liên tục đổ vốn vào mảng game tạo ra kỳ vọng rằng các công ty có thể chuyển game tới người dùng với thời gian eo hẹp hơn, tạo ra áp lực về chất lượng. Kr-Asia nhận định các studio giai đoạn sớm cần kết nối với các công ty đầu tư mạo hiểm với những hỗ trợ và hiểu biết phù hợp, thay vì chỉ những quỹ đầu tư có năng lực tài chính. Ông Tee nói thêm rằng Việt Nam có hơn 50 trò chơi được đưa lên các kho ứng dụng hàng ngày.

"Vốn đầu tư là dấu hiệu tích cực với ngành công gnheej nhưng đôi khi các game studio chỉ tập trung vào tăng quy mô và quên đáp ứng nhu cầu người dùng. Cần đảm bảo rằng trò chơi thoả mãn khách hàng trước, mọi thứ khác theo sau", anh Nguyễn Tuấn Cường của Amanotes nói.

Anh chia sẻ Amanotes tập trung vào thị trường Mỹ ngay từ đầu và sau đó mở rộng sang các quốc gia đang phát triển. Bất chấp thách thức, người sáng lập Amanotes và Topebox, hào hứng với triển vọng của Việt Nam trở thành một trung tâm phát hành game.

"Chúng tôi muốn thành một kỳ lân ngành game trong 3 năm tới", ông Tee của Topebox nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm